MÁU CHÓ

  • Tên khoa học: Myristica corticosa Hook.f.et.Th, Knemaglobulari (Lamb) Warb), họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae).

  • Bộ phận dùng: hạt già cảu cây máu chó (Semen Myristicaea corticosae) phơi khô.

  • Mô tả cây: Cây máu chó là cây to, cao tới hơn 10m, khi chặt cây chất nhựa chảy ra có màu đỏ giống như máu (theo đó đặt tên). Cành non có lông tơ màu hung đỏ, lá mọc so le, có cuống, phiến lá nguyên và nhẵn, mặt trên bóng. Hoa khác gốc, có lông mịn màu nâu nhạt. Quả hình trứng hay hình cầu, vỏ quả mỏng, áo hạt nguyên vẹn hay hơi nbị tước ở đầu. Khi quả còn non thì màu xanh, lúc đó hạt màu hồng nhạt dính sát vào hạt. khi quả đã già thì màu vàng, để lâu vỏ nứt làm 2 mảnh, phía trong có hạt mang áo hạt, lúc già áo hạt màu đỏ sẫm, dễ bóc hạt có vỏ mỏng và nhẵn. Cây thường mọc hoang ở vùng rừng núi miền Bắc như Tuyên quang, lạng sơm, thanh hóa…

  • Thu hái và chế biến: vào khoảng tháng 9 – 10, khi quả già thì hái về tẩy hạt, đem phơi khô. Thường người ta ép hạt lấy dầu (ép thủ công chỉ được khoảng 5% - 20%.

  • Công dụng: hạt máu chó và dầu máu chó chủ yếu dùng ngoài da trị ghẻ (nhất là ghẻ ruồi) rất công hiệu. Sauk hi tắm sạch thì bôi nguyên dầu máu cho, chỉ cần lớp thật mỏng (có thể thêm ít long não cho thơm, đỡ hắc). Cũng có thể hơ hạt máu cho trên than cho nóng rồi mài lên bát cho chảy nhựa rồi bôi).

    • Ngoài ra còn có thể chế thuốc: Dùng 50g hạt máu chó, giã nhỏ, bỏ vỏ, trộn với 200ml rượu trắng (khoảng 30 – 45độ) đun sôi trên bếp than đến khi được 1 hỗn hợp sền sệt, lấy ra để nguội mà bôi.

  • Bảo quản: Cần tránh ẩm, nóng (cả hạt và dầu).

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan