MẠN KINH

  • Tên khoa học: VItex trifolia L, họ Cỏ roi ngựa (verbenaceae); Cây Quan Âm – Cây thuốc ôn.

  • Bộ phận dùng: Quả già ( thường gọi nhầm là hạt) của cây mạn kinh (Fructus Viticcis) phơi sấy khô. Được ghi nhận trong Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây mạn kinh ba lá còn gọi là Quán Âm núi (Vitextrifolia Linn) cao tới hơn 2 – 3m, mọc ở vùng núi,lá mọc đối gồm 3 lá chét, phiến lá hình bầu dục, đầu hơi tròn. Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở đầu cành. Mùa hoa tháng 5 – 6. Quả hình cầu, lúc non thì xanh, khi già thì đen, có tai bao bọc màu xám tro. Cây mạn kinh mọc hoang nhiều ở nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Mùa thu hái tháng 9 – 11, hái các chùmquả già , bứt lấy quả, chú ý giữ các tai bảo gần nửa nửa quả, đem phơi hay sấy nhẹ ở nhiệt độ 40 – 50, đến thật khô rồi loại bỏ tạp chất.

    • Mạn kinh tử mùi thơm, tinh dầu đặc biệt, vị đắng. Lọai mạn kinh tử quả to, đường kinh lên đến 4mm, khô già, chắc mập thơm, vỏ màu đen tro, còn cả đài (tai) bao bọc, không lẫn tạp chất là tốt. Một số nơi dùng cây Mục kinh hay Mẫu kinh cùng họ; quả cây mạn kinh lá tròn còn gọi là Quan âm biển hay quả cây hoàng kinh để thay thế Mạn kinh tử.

  • Công dụng: Theo Đông y, mạn kiinh tử vị đắng, cay, tính hơi lạnh, vào 3 kinh Can, Phế, Bàng Quang. Có tác dụng: trừ cảm sốt nóng (phong nhiệt). Dùng để chữa các chứng bệnh cảm cúm, sốt nóng nhức đầu, tối tăm mặt mũi, tê thấp, co quắp, đau nhức trong mắt, nước mắt chảy nhiều.

    • Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống hay tán bột uống (có thể sao tới màu hơi vàng sém).

    • Lưu ý: Người bị chứng nhức đầu nhức mắt do thiếu máu (huyết hư) và vị hư không được dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa tiểu tiện không lợi, phổi bí khó thở: Mạn kinh tử 10g, nghiền nhỏ, uống với nước sôi (chia làm 3 lần).

    • Bài số 2: Chữa đau mắt đỏ, sưng mờ:

Thảo quyết mình

10g

Cam cúc hoa

10g

Sơn chi tử

10g

Cốc tinh thảo

10g

Mạn kinh tử

10g

Xuyên khung

5g

Thuyền thoái

5g

Phòng phong

5g

Khương hoạt

5g

Cam thảo

5g

Hoàng cầm

5g

Mộc tặc thảo

5g

Kinh giới

5g

Bạch tật lê

5g

Mật mông hoa

5g

 

 

Tán thành bột cho uống, mỗi lần 3 – 6g, ngày 2 – 3 lần.

    • Bài số 3: Chữa nhức đầu do phong nhiệt, vàng đầu, mờ mắt: Mạn kinh tử 9g; Cúc hoa 9g; Xuyên khung 5g; Cam thảo 3g; Phòng phong 9g; Khương hoạt 9g; Thạch cao sống 1,5g; Chỉ xác 6g. Sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan