MA HOÀNG

  • Tên khoa học: Ephedra sinica Stapf còn gọi là Thảo ma hoàng; Điền ma hoàng, Xuyên ma hoàng; Ephedre equisetina Bge: Mộc tặc ma hoàng; Sơn mà hoàng và loài Ephedra intermedia Schrenk et mey là Trung Ma hoàng.

  • Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất của 3 cây kể trên (Herba Ephadrrae) phơi hay sấy khô. Được ghi nhận vào Dược điển Vn và TQ.

  • Mô tả: Cây ma hoàng là một cây nhỏ, chia thành nhiều nhánh, thân chia thành nhiều đốt: đốt ngắn 1 – 3cm là Mộc tác hoàng; đốt 3 – 6cm là Thảo ma hoàng hay Trung ma hoàng (cành trung ma hoàng đường kính lớn hơn Thảo ma hoàng). Lá thoái hóa thành vảy, mọc đối hay mọc vòng Hoa đực mọc thành bông. Hoa cái mọc 1 – 3 chiếc một chỗ.

  • Thu hái và chế biến: Mua thu hái vào cuối thu (nếu thu hái chậm thì hoạt chất giảm dần). Cắt lấy phần trên mặt đất của cây màu xanh lục, phơi sấy khô.

    • Ma hoàng mùi thơm, vị đắng chát. Loại Ma hoàng thân to, khô, màu vàng lục, vị đắng chát khộng bị rụng mất bẹ, mất đốt, khi bẻ gãy ngang có phấn bột tỏa ra, giữa có những nốt chấm gọi là chu sa diểm, không lẫn rễ là loại tốt. loại ma hoàng nhỏ, mềm khó bẻ gẫy, mất bẹ đốt là loại kém.

  • Công dụng: Theo Đông y, ma hoàng vị cay đắng, tính ấm. vòa 2 kinh: Phế, bàng quang. Có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ lạnh, lợi tiểu, chữa ho hen long đờm; Rễ Ma hoàng có tác dụng ngược lại với thân tức là cầm mồ hôi. Dùng chữa các chứng bệnh cảm lạnh (thương hàn biểu thực) sốt mà sợ rét, không ra mồ hôi, đau nhức xương khớp, ho hen, hơi đưa ngược, thủy thũng.

    • Liều dùng: 1,5 – 6g, sắc uống. Có thể chế biến thành Mật Ma hoàng. Lấy 1000g ma hoàng, cắt thành đoạn nhỏ, thêm 100 – 150g mật ong và ít nước sôi, trộn đều, đậy nắp, sao lửa tới khi sờ mật không dính tay, lấy ra để nguội mà dùng. Có thể dùng mật mía thay mật ong.

    • Lưu ý: Người thuộc chứng bệnh biểu hư, ra mồ hôi nhiều, hoặc ho hen do phế nhiệt không được dùng. Người bị tăng huyết áp, phì đại tiền liệt tuyến, suy tim, đái tháo đường, hen nặng, suy mạch vành, cường giáp, glucom không được dùng.

      • Nếu uống nhầm Ma hoàng mồ hôi ra nhiều dùng nhân sâm,phụ tử sắc uống, bên ngoài dùng long cốt, mẫu lệ, nhu mễ (gạo nếp) tán bột xoa ngoài da.

      • Trong Tây y, bắt đầu dùng Ma hoàng khi người ta phân tích được chất kích thích thần kinh gây miễn dịch nhanh và ra mồ hôi. Theo Tây y, ma hoàng có tác dụng làm dịu phế quản, hạ sốt, lợi niệu, tăng huyết áp, tiêu chất béo. Tây y thường dùng chất Ephedrin trong Ma hoàng để chữa hen, sổ mũi, tắc mũi, đau khắp mình mẩy, cảm sốt. Liều tối đa cho 1 lần dùng là 0,08g – không quá 0,25g trong 1 ngày.

  • Bài thuốc chữa cảm lạnh, ho hen mà ớn lạnh, bí mồ hôi: ma hoàng 6g; Hạnh nhân 9g; Cam thảo 3g. Sắc uống lúc nước còn hơi nóng.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan