LONG NHA THẢO

  • Tên khoa học: Agrrimonia nepalensis D, Don, họ Hoa hồng (Rosaceae); còn gọi là Tiên hạc thảo (TQ) – Sử ke to (H’Mông) – Sài địa pi (Dao).

  • Bộ phận dùng: Cả cây (phần trên mặt đất) đã chế biến khô của cây Long nha thảo. Được ghi vào Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây thảo, cao 0,5 – 1m, thân có nhiều cành, toàn thân có lông. Lá mọc cách, lá kép, lá chét hình trứng,mép răng cưa to. Bên cạnh những lá chét to, thường kèm nhiều lá chét nhỏ. Hoa nhỏ mọc thành chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá, hoa 5 cánh màu vàng tươi. Mùa hoa tháng 7. Quả gồm 2 – 3 quả bế. Cây long nha thảo mọc hoang nhiều ở miền Bắc nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Vào khoảng tháng 7 – 8 cắt lấy cây phần trên mặt đất đem phơi hay sấy khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, Long nha thảo vị đắng, tính chát vào các kinh Phế, Can, Tỳ. Có tác dụng thu liễm, cầm máu, ngoài ra còn bổ trung (giúp tiêu hóa), ích khí (tăng sức lực). Dùng để chữa các chứng bệnh về chảy máu, đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, phụ nữ băng huyết, chấn thương, viêm ruột tiêu chảy, lỵ, bệnh về túi mật, loét dạ dày tá tràng…

    • Liều dùng: 5 – 15g sắc, tán bột uống. Dùng ngoài da tươi hay khô, rắc chỗ lở loét.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa các chứng chảy máu mũi, tiêu chảy, lỵ, viêm ruột: Dùng Long nha thảo 15g. Sắc uống ngày 2 lần (có thể thêm đường)

    • Bài số 2: Chữa nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, phụ nữ băng huyết, chấn thương chảy máu: Long nha thảo 15g; Thiên thảo 10g; Ngó sen 15g. Sắc uống (có thể tán bột).

    • Bài số 3: Chữa chảy máu do chấn thương ngoài da (dao, ngã): Long nha thảo 500g; Gừng sống (thái lát, sao tồn tính) 200g. Tất cả sấy khô, tán thành bột rắc vết thương, còn lại cất vào lọ kín dùng dần.

    • Bài số 4: Chữa nổi hạch do viêm nhiễm: Long nha thảo 20; Nghệ đen 12g; ngưu tất 10g; Xạ can 10g, huyền sâm 12g, sắc uống.

    • Bài số 5: Chữa mụn nhọt, sưng đau: Long nha thảo 60g; sắc với 300ml và 200ml rượu lấy 150ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Hoặc dùng Long nha thảo tươi 20g, rửa sạch, giã nát trộn với 1 ít mật ong đắp vào chỗ bị tổn thương, đắp 2h, ngày thay băng 1 lần. Đắp liên tục 3 ngày.

    • Bài số 6: Hỗ trợ điều trị ngứa âm đạo do trùng roi: Long nha thảo 50g, rửa sạch, đun sôi, cô lays nước đặc để ngâm rửa ngày 2 lần trong 7 ngày liên tục.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan