HY THIÊM

  • Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L, học Cúc (Asteraceae), còn gọi là Cỏ dĩ – Cỏ mật – Hy thiêm thảo.

  • Bộ phận dùng: cả cây Hy thiêm bỏ gốc rễ phơi hay sấy khô. Được ghi nhận trong Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây Hy thiêm là một cỏ sống hàng năm, cao độ 40cm – 100cm, có nhiều cành mọc đôi, có lông. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình quả trám lệch gần như ba cạnh, dài 4 – 10cm, rộng 3 – 6cm, mép có răng cưa. Hoa hình đầu màu vàng có 5 lá bắc ngoài to, thành hình sao. Cuống có lông và hạch chất dính. Mùa hoa tháng 4 – 9 , mùa quả tháng 6 – 10. Khi quả rụng thì sót lại cuống giữa hai cành. Cây Hy thiêm mọc hoang oở khắp nơi, trong nước.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào mùa hạ (tháng 4 – 6_ trước khi cây ra hoa thì tốt.. Cắt lấy phần cây trên mặt đất dài độ 35 – 50cm kể từ ngọn trở xuống, cắt bỏ gốc, rễ rồi phơi, sấy cho thật khô.

    • Loại Hy thiêm có nhiều lá bánh tẻ, cành non, màu lục xám, khô, không mốc, không vụn nát, không lẫn tạp chất gốc rễ là tốt. Loại Hy thiêm rụng hết lá, chỉ có thân và đoạn gốc dài là kém. Tránh nhầm với cây Cứt lợn (họ Cúc) – phiến lá tròn, mép có răng cưa tròn, 2 mặt lá nhiều lông, hoa màu trắng phớt tím.

  • Công dụng: Theo Đông y, Hy thiêm vị đắng tính lạnh, hơi có độc vòa 2 kinh Can thận. Có tác dụng trừ phong thấp , mạnh gân cốt. Dùng chữa các chứng bệnh chân tay tê dại, bán thân bất toại, khớp xương đau nhức, lưng đau gối mỏi, mụn lở ngữa do phong thấp, viêm gan, hoàng đản, tăng huyết áp. Trung y Trung Quốc còn dùng để chữa bệnh thần kinh suy nhược, mất ngủ, tăng huyết áp. Tây y dùng Hy thiêm để tăng tiết nước bọt, chữa các vết thương do bị ngã, bị thương.

    • Liều dùng: 9 – 12g (sắc uống). Cũng có thể tẩm với rượu, với mật và sao vàng rồi sắc uống hoặc tán, chế thành thuốc bột hay thuốc viên.

    • Lưu ý: Hu thiêm kỵ sắt, nếu bị tê đau do thiếu máu không được dùng Hy thiêm.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa phong tê, nửa bên mình đau nhức:

Hy thiêm

10g

Thương nhĩ tử

10g

Ngũ gia bì

10g

Địa cốt bì

5g

Đương quy

10g

Hồng hoa

5g

Kim ngân hoa

5g

Phòng phong

5g

Sao vàng, tán thành bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 6g.

    • Bài số 2: Chữa cảm gió, nhức đầu, phong thấp đau gân xương: Dùng Hy thiêm 9g; Hành ta 6g; Tía tô 9g; Thanh cao 15g. Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa phong thấp, đau khớp, chân tay tê bại: Hy thiêm 9g; Rễ, lá mò trắng 9g; Dây, lá mơ lông 9g; Ngưu tất 9g. Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa tăng huyết áp. Thần kinh suy nhược, mất ngủ: Hy thiêm 15g; Hòe hoa 15g. Sắc uống.

    • Chữa thương tích, nhtọ sưng, lở loét rắn cắn: Hy thiêm tươi,lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp chỗ đau.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan