HOẮC HƯƠNG

  • Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Benth họ Hoa môi (Labiateae). Tên khác Quảng hoắc hương (TQ).

  • Bộ phận dùng: Lá của hoắc hương đã chế biến khô (Folium Pogostemonis). Được ghi nhân vào dược điển của VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây Hoắc hương là một cây cỏ sống lâu năm, thân thẳng có phân nhánh, cao khoảng 30 – 60cm, thân lá đều có lông. Lá mọc đối cheo shình chữ thập, phiến hình trứng, dài 5 – 10cm, rộng 2,5 – 7cm, mép có hình răng cưa, mặt dưới có nhiều lông hơn. Lá có mùi thơm. Hoa tự mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành, màu tím nhạt.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào mùa hạ (tháng 4 – 6) đang lúc cành lá tươi tốt thì cắt lấy phần cây mọc trên mặt đất )hoặc bứt lá nếu chỉ dùng lá) xong đem phơi nắng nhẹ cho khô. Hoắc hương mùi thơm đậm đặc biệt, vị hơi đắng mà cay. Loại Hoắc hương lá nguyên, khô màu lục xám, lá dày, mềm, thơm, không vụn nát, không lẫn tạp chất và lá sâu, úa là tốt.

    • Cần phân biệt hoắc hương trồng (hoăc hương nhà) với Hoắc hương núi (mọc hoang) còn gọi là Thổ hoắc hương, lá hình trứng nhọn, không tròn như loại hoắc hương nhà, hoa mọc thành vòng quanh thân ở đầu cành hay kẽ lá, màu tím hay trắng.

  • Công dụng: Theo Đông y, Hoắc hương vị cay, tính hơi ấm, vào 3 kinh Phế, Tỳ, Vị. có tác dụng làm nhẹ người, điều hòa bộ máy tiêu hóa, chữa nôn mửa, tiêu chảy, tức ngực.

    • Lá hoắc hương có tác dụng phát tán (ra mồ hôi).

    • Thân hoắc hương có tác dụng khoan hung (làm dễ thở, đỡ tức ngực)

    • Cây thổ hoắc hương dùng thay thế hoắc hương nhà (quảng hoắc hương).

    • Liều dùng: 5 – 10 năm, sắc hay tán thành bột uống.

    • Lưu ý: Người thuộc chứng âm hư, hỏa vượng do đó mà sinh nôn mửa không được dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa cảm nắng, váng đầu, buồn nôn tức ngực: Hoắc hương 9g; Mần tưới (Bội lan) 9g. Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa cảm nắng, chống say nắng: Lá hoắc hương tươi 20g. Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính (thuốc hàn thấp): Hoắc hương 9g; Thương truật 6g; Bán hạ chế 9g; Trần bì 6g. Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô ráo mát, tránh nóng ẩm, tránh làm nát vụn lá.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan