ĐINH HƯƠNG

  • Tên khoa học: Eugenia caryophyllât thumb, họ Sim (Myrtaceae). Tên khác là Đinh tử hương – kê thiệt hương.

  • Bộ phận dùng: Nụ hoa cây đinh hương phơi khô. Đã được ghi vào Dược điển Vn và TQ.

  • Mô tả: Cây đinh hương là cây nhõ, cao tới 12cm, luôn luôn xanh tươi, thân nhẵn. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng dài 5 – 12cm, đầu và cuống nhọn thót lại, hoa tự mọc thành chum ở đỉnh, hoa nhỏ màu tím. Nụ hoa đinh hương gồm 2 phần: phần dưới hình ống hơi có góc, dài 10 – 12mm, đường kính 2 - 3mm, phân trên hình cầu, đường kính 4 – 5mm, gồm 4 cánh hoa chưa nở. Đế hoa và nhất là đài hoa chữa những túi lớn tiết tinh dầu, do đó khi lấy móng tay bấm nhẹ thì tinh dầu chảy ra. Mùa hoa tháng 7 – 10.

  • Thu hái và chế biến: Mua thu hái vào tháng 8 – 10 khi nụ hoa chuyển từ màu xanh lục sang màu hồng đỏ thì hái về phơi khô. Đinh hương mùi thơm ngát đặc biệt, vị chát và cay tê lưỡi.

    • Loại đinh hương khô, nụ nguyên to chưa nở, màu tím đỏ, nhiều tinh dầu mùi thơm ngát, thả xuống nước chìm, không lẫn cuống là tốt. Loại để lâu, màu đen, vun nát, hết tinh dầu là kém. Loại đã cất lấy tinh dầu, màu đen, kém thơm thì không làm thuốc.

    • Mẫu đinh hương là quả đinh hương cũng dùng như nụ đinh hương.

  • Công dụng: Theo Đông y, đinh hương vị cay, tính âm, vào 4 kinh Phế, Tỳ, Vị và Thận. Có tác dụng làm ấm tỳ vị, bổ thận dương, đưa hơi đi xuống. Dùng chữa các chứng bệnh tỳ, thận hư hàn (lạnh bụng, lạnh lưng) nấc, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, tức ngực, trẻ sơ sinh bị trớ hay đi tướt.

    • Liều dùng: 1 – 3g, sắc uống (khi sắc được thuốc rồi mới giã dập Đinh hương cho vào sau)

    • Ngâm rượu để xoa bóp ngoài da, tán nhỏ bôi chữa phụ nữ bị nứt đầu vú. Có kinh nghiệm uống nước sắc đinh hương trước khi đẻ và dùng dầu đinh hương băng rốn trẻ rất tốt (không độc, không kích thích lại giảm đau, sát khuẩn). Nhũ dịch tinh dầu đinh hương sát khuẩn mạnh gấp 3 – 4 lần so với phenol.

    • Lưu ý: Người nhiệt chứng và âm hư nội nhiệt, vị toan quá nhiều, chảy máu dạ dày, không được dùng. Tây y dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa và để cất tinh dầu Eunol dùng trong Nha khoa.

  • Bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa bệnh nội thương lâu ngày, hư hàn, sinh nấc nghẹn,tức ngực, mạch chậm: Đinh hương 1,5g. Thị đế (Tai hồng) 3g; Nhân sâm 3g; Sinh khương 3g. Sắc uống. Tùy trường hợp mà thêm bớt đinh hương và thị đế. Nếu nóng nhiều thì giảm đinh hương, tăng thị đế, nếu lạnh nhiều thì tăng đinh hương, giảm thị đế. Có thể gia trân bì 3g, thanh bì 3g và bán hạ 1,5g.

    • Bài số 2: Chữa bụng đầy trướng: Đinh hương 1,5g. Mộc hương, Nga truật, tiểu hồi hương; Thần khúc, Thanh bì, Trần bì mỗi vị 3g. Tán nhỏ, chế thành thuốc viên uống.

    • Bài số 3: Chữa trẻ sơ sinh bị trớ hay đi tướt: Đinh hương 10 nụ; Trần bì 4g. Tẩm với một chén sữa mẹ, Đun sôi, cho uống lúc còn ấm.

    • Bài số 4: Chữa nôn, mửa, tiêu chảy, biếng ăn do tỳ vị hư hàn (yếu lạnh): Đinh hương 3g; Sa nhân 4,5g; Bạch truật 9g. tán bột, mỗi lần uống 1,5g.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan