DÀNH DÀNH

  • Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis, họ Cà phê (Rubiaceae), tên khác Hồng chi tử - Sơn chi tử - Thủy chi tử.

  • Bộ phận dùng: Quả chín của cây dành dành phơi khô, gọi là Chi tử. Được ghi nhận trong Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả: Cây dành dành là cây nhỏ, cao độ 1 – 2m, thường lá xanh tốt. lá mọc đố hay mọc vòng 3 lá một, mặt trên màu sẫm bóng. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá, nở vòa mùa hạ. Quả hình chén nhỏ, có 2 – 5 ngăn ngoài, có những gờ cạnh theo chiều dọc. KHi chín thì có màu vàng đỏ, trong đó có nhân cụm nhiều hạt màu vàng đỏ.

  • Thu hái và chế biến: Cây dành dành mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi và cả được trồng ở đồng bằng. Khoảng tháng 2, hái lấy những quả chín, loại bỏ cuống và tạp chất, đồ qua hơi nước độ 30 phút, rồi phơi hoặc sấy khô. Trong Dược điển Trung quốc, có ghi thêm hai phương pháp: Chỉ cần phơi khô hay sấy khô; Hoặc nhúng vào nước sôi rồi phơi khô. Chi tử nhân, bóc vỏ quả nước, đồ qua hơi nước rồi phơi hay sấy khô. Chi tử ít mùi, vị nhạt, hơi chua. Loại chi tử quả khô, nhỏ, chín, vỏ đỏ bóng, nhân mẩy chắc, màu đỏ nâu hay đỏ vàng, nguyên quả, không vun nát, không mốc mọt, không lẫn quả non (nhân Xám đen) là tốt. Chi tử nhân loại 1 là loại nguyên nhân, không vụn. Loại 2 là vụn nát. Sơn chi tử mọc hoang đồi núi quả bé có giá trị hơn Thủy chi tử vùng đồng bằng quả to và dài hơn.

  • Công dụng: Theo Đông y, chi tử vị đắng, tính lạnh vào 3 kinh Tâm, Phế, Tam tiêu. Có tác dụng trừ nóng (thanh nhiệt) làm mát máu (lương huyết), lợi tiểu, cầm máu. Dùng chữa các chứng bệnh sốt nóng, trong người buồn bực, mất ngủ, viêm gan vàng do, khát nước và đái tháo nhiều (tiêu khát), đau mắt đỏ, thổ huyết, chảy máu cam, đi lỵ ra máu, đi ngoài ra máu, nhiệt độc mụn nhọt, viêm thận, thủy thũng. Ngoài ra: dành dành đắp ngoài da chữa bong gân.

    • Liều dùng: 6 – 12g, sắc uống. Có thể: Dùng sống (Sinh chi tử). Hoặc dùng Chi tử sao là chi tử đập vụn sao vàng nhỏ lửa hoặc sao cháy sém (Tiêu chi tử) hay sao tồn tính (Than chi tử).

    • Chi tử còn dùng ngoài đắp lên những chỗ sưng đau do bị đòn, bị ngã, bị thương. Tán thành bột, hòa với nước hay rượu bôi lên chỗ sưng đau. Lá dành dành có tác dụng kháng sinh. Rửa sạch, chế thành dung dịch thuốc tra mắt.

    • Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn tiêu chảy không bị chứng thấp nhiệt hoặc uất hỏa không được dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa chảy máu dạ dày:

Chi tử

8g

Cát cánh

4g

Hoàng cầm

4g

Xích thược

4g

Bạch mao căn

4g

Cam thảo

4g

Tri mẫu

4g

Trác bách diệp

4g

Sắc diệp.

    • Bài số 2: Chữa bí tiểu tiện, bụng trướng căng rốn, tức ngực khó chịu: Dùng Chi tử nhân 8g; Bạch mao căn 10g; Đông quỳ tử 4g; Cam thảo 4g. Nghiền vụn, sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa viêm bàng quang cấp, đái ra máu buốt nóng: Quả dành dành dành 10g; Cam thảo 3g; Rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống.

  • Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng gió, đề phòng ẩm ướt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan