ĐẠI KẾ

  • Tên khoa học: cirsium japonicum.DC. họ Cúc, còn có tên khác là Ô rô cạn.

  • Bộ phận dùng: Rễ và cả cây đã chế biến khô của cây Đại kế (cũng có lúc dùng tươi)

  • Mô tả cây: Cây thảo, sống lâu năm, thân thẳng cao 0,5 – 1m, có rãnh dọc, lông mày đặc, lá mọc cách, không cuống, lá sẻ 4 – 5 thùy sâu, mép có răng cưa to, nhọn, phiến lá dài 15- 30cm. Cụm hoa to, hình đầu, đường kính 1,5 – 2cm, mọc ở kẽ lá hay ngọn cành, màu tím đỏ nhat. Quả bế thuôn, hơi dẹt. Mùa hoa tháng 5 – 6. Cây đại, kế mọc hoang nhiều.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái cây vào mùa hè và rễ vào mùa thu. Rửa sạch phơi sấy khô.

  • Công dụng: Theo Đông y, đại kế, vị ngọt, tính mát vào kinh Can. Có tác dụng làm mát máu, tan ứ, tiêu nhọt, cầm máu.. Chữa các ca bị chấn thương, chảy máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu tử cung, viêm màng phổi nôn ra máu, mủ, mụn nhọt sưng tấy. Dùng ngoài da đắp mụn nhọt sưng tấy. Có tài liệu cho rằng Đại kế còn có tác dụng giảm huyết áp.

    • Liều dùng: 10 – 15g khô, tươi là khoảng 20 – 30g.

    • Lưu ý: Người thể lực hư hàn, không có ứ trệ không uống. Cây Tiểu kế cùng họ Cúc, tính vị, công dụng như đại kế nhưng hiệu lực kém hơn.

  • Một số ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa nôn ra máu, viêm màng phổi, nôn ra máu mủ, đờm hôi: Cả cây Đại kế tươi 90g (hoặc chỉ dùng rễ tươi 60g). Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa nôn ra máu:

Đại kế

12g

Tiểu kế

12g

Lá sen

12g

Lá trắc bá

12g

Thiên thảo

12g

Rễ cỏ tranh

12g

Sơn chi tử

12g

Đan bì

12g

Đại hoàng

12g

 

 

Tất cả 9 vị trên, sao sém, tồn tính, tán bột. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần.

    • Bài số 3: Chữa mụn nhọt sưng tấy: Thiên thảo 10g; Địa du 10g; Ngưu tất 10g; Kim ngân hoa 10g. Sắc uống. Thêm 30g lá đại kế tươi, giã nát, ép lấy nước uống, bã đắp lên nhọt.

    • Bài sô 4: Chữa viêm ruột thừa mạn tính: Đại kế tươi (cả cây và rễ): 120g. Giã nát, ép lấy nước, uống mỗi lần 15ml (1 thìa canh) ngày 2 lần.

  • Bảo quản nơi khô mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan