CỦ KHỞI

  • Tên khoa học: Lycium sinense Mill, họ Cà (Solanaceae), tên khác Rau củ khởi – Câu kỷ từ - Câu khởi…

  • Bộ phận dùng: Quả chín của cây củ khởi (Fructus Lycii) phơi hay sấy khô, gọi câu kỷ tử. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

    • Vỏ rễ cây củ khởi phơi hay sấy khô gọi là địa cốt bì cũng được ghi nhận là vị thuốc trong Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả: Cây củ khởi là một loài cây nhỏ, cao 0,50 – 1,5m, cành nhỏ, uốn cong cần câu, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le, có khi mọc vòng, phiến lá nhỏ hình mũi mác, cuống ngắn, mép nguyên. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc tụ lại, cánh hoa màu tím đỏ. Mùa hoa: tháng 6 – 9. Quả mọng hình trứng dài 0,5 – 1,5cm, đường kính 4 – 8mm, khi chín màu vàng đỏ hay đỏ sẫm, trong chứa nhiều hạt nhỏ, hình thận. Mùa quả tháng 7 -10.

    • Cây củ khởi trước đây thường lấy làm rau để dùng, rất dễ mọc. Sau 3 năm có thể thu hoạch. Thời kỳ thu hoạch kéo dài 20 – 30 năm, cao nhất vào năm 10. Lá có thể làm rau; cây có tác dụng chống sói mòn đất, rất chịu hạn, ra hoa kéo dài hàng tháng, là nguồn mật tốt cho ong.

  • QUẢ CÂY CỦ KHỞI (Câu Kỷ Tử)

    • Thu hái, chế biến: Thu hái vào hai mùa hạ, thu. Khi quả chín, hái lấy, bỏ cuống, tái mỏng phơi trong bóng râm cho đến kh da quả hơi nhăn thì mới phơi nắng tới khi da quả khô căng mà thịt mềm nhuyễn là được. Nếu trời mưa có thể sấy lửa nhẹ (30 – 45độ) cho khô, rồi xông sinh thì lên màu đỏ đẹp. Câu kỷ tử không mùi, vị ngọt hơi chua, nếu ăn thì nước bọt chuyển màu đỏ tươi, mềm nhuyễn là tốt. Tránh nhầm lẫn với quả cây Gió niệt họ Trầm có độc.

    • Công dụng, liều dùng: Câu kỷ tử theo Đông y vị ngọt, tính bình vào ba kinh Phế Can Thận. Có tác dụng bổ gan thận, nhuận phổi, mạnh gân cốt, sáng mắt. Dùng chữa các chứng bệnh: yếu gan, yếu thận (can thận âm hư) đau lưng mỏi gối, hoa mắt, mờ mắt, thị lực kém chảy nhiều nước mắt, ho lao, di tinh, tiêu khát (đái đường, khát nước, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi). Theo Tây Y, câu Kỷ tử kích thích sự tạo huyết, kích thích hệ miễn dịch, kích thích sự tăng trưởng, giảm glucose huyết; giảm cholesterol, giảm huyết áp, tiết cholin. Betain có tác dụng bảo vệ gan, chống nhiễm mỡ gan, chữa tăng huyết áp.

      • Liều dùng: 5 – 10g, có thể chế thành thuốc viên, sắc hoặc ngâm rượu uống, khi dùng bỏ cuống và tai quả.

      • Lưu ý: Người nóng nhiều hoặc yếu dạ, tiêu chảy không được dùng.

    • Một số bài thuốc ứng dụng:

      • Bài số 1: Bổ thận, chữa người yếu mệt, đau lưng, dương sự kém, hao tổn tinh khí: Câu kỳ tử 10g; Hoàng tính chế 10g. Nghiền nhỏ, luyện với mật ong, làm thành viên, uống lúc đói.

      • Bài số 2: Chữa di tinh:

Khởi tử

6g

Thục địa

3g

Phục linh

3g

Nhục thung dung

3g

Cam thảo

2g

Đại táo

3g

Ngũ vị tử

3g

Nhân sâm

3g

Sinh khương

2g

 

 

Sắc uống.

      • Bài số 3: Chữa chứng thận âm hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mờ mắt:

Câu kỷ tử

9g

Cúc hoa

9g

Thục địa

12g

Hoài sơn

6g

Phục linh

4,5g

Trạch tả

4,5g

Mẫu đơn bì

4,5g

 

 

Tán mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần với nước muỗi loãng, còn hơi nóng.

    • Bảo quản: Câu kỷ tử dễ bị sâu mọt. Để nơi khô ráo, râm mát, có thể sấy sinh cho đỏ. Nếu bị mốc thì phun bằng rượu sẽ đỏ.

  • CỦ KHỞI (ĐỊA CỐT BÌ)

    • Thu hái, chế biến: Địa cốt bì: thu hoạch khoảng cuối thu đầu xuân, sau khi đã hái quả. Đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, bóc lấy vơ phơi khô. Muốn làm cho đẹp, cắt rễ thành từng đoạn khoảng 6 – 10cm, dùng dao rạch cho tới gỗ, đem đồ lên vỏ sẽ bong ra. Phơi hay sấy khô.

      • Địa cốt bì ít mùi, vị hơi ngọt.

      • Loại địa cốt bì mảnh to, thịt dày, không có lõi gỗ và tạp chất là tốt.

      • Tránh nhầm lẫn với cây Địa cốt bì Nam là cây Đốm hay Đại thanh, cây Sưng ma có thể là Hoa tiêu – tần tiêu).

    • Công dụng: địa cốt bì: Theo Đông y, vị ngọt nhạt, tính lạnh, vào 4 kinh: Phế, Can, Thận, Tam tiêu. Có tác dụng trừ nóng, làm mát máu, sinh tân dịch, giải khát. Dùng chữa các chứng bệnh ho ra máu, nhức xương, tiêu khát (đái tháo), lao nhiệt ra mồ hôi.

      • Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống.

      • Lưu ý: Người không nóng, yếu dạ lạnh bụng không được dùng. Địa cốt bì thường được dùng phối hợp với Tang bạch bì chữa ho do phổi nóng; Với Quy bản, Sinh địa, Bạch thược chữa chứng âm hư nóng bên trong; Với Thanh cao, tri mẫu, sơn chi tử chữa chứng nóng hâm hấp trong xương mà không có mồ hôi.

    • Một số bài thuốc ứng dụng:

      • Bài số 1: Chữa lao phổi, nhức xương, nóng hâm hấp trong xương, sốt nhẹ, mồ hôi trộm và các chứng sốt nhẹ khác:

Địa cốt bì

9g

Miết giáp

9g

Tri mẫu

9g

Ngân sài hồ

12g

Bối mẫu

6g

Đương quy

9g

Sắc uống.

      • Bài số 2: Chữa chứng ho do nhiệt ở Phổi. Viêm phế quản, viêm phổi, sốt ho: Dùng Địa cốt bì 9g; Vỏ rễ dâu 9g; Cam thảo sống 6g; Gạo tẻ ngon 15g. Sắc uống.

      • Bài số 3: Chữa bệnh đái tháo đường, khát nhiều: Dùng Địa cốt bì 500g; Râu ngô 500g. Chia làm 8 ngày sắc uống.

      • Bài số 4: Chữa chứng tăng huyết áp: Địa cốt bì, vỏ rễ dâu tằm mỗi thứ 120g. Nhức đầu thêm cúc hoa 15g hoặc cây ké đầu ngựa 24g. Sắc uống.

    • Lưu ý: Địa cốt bì dùng để chữa hư nhiệt thì tốt. Trường hợp ngoại cảm phong hàn mà sốt thì không uống. Mẫu đơn bì và địa cốt bì đều trừ nhiệt ở phần âm, chữa ho lao, nhức xương nóng hâm hấp bên trong, Nhưng mẫu đơn bì lạnh mà vị cay thích hợp với chứng không có mồ hôi, còn địa cốt bì lạnh mà vị ngọt thích hợp với chứng có mồ hôi.

    • Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng gió.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan