CỦ GIÓ

  • Tên khoa học: Tinospora capillipes Gagnep, họ Tiết Dê (Menispermaceae). Tên khác Kim quả lãm – Sơn từ cô.

  • Bộ phận dùng: Rễ củ (quen gọi là củ) của cây củ gió đã chế biến khô. Được ghi vào Dược điểm TQ.

  • Mô tả cây: Dây leo mềm, sống lâu năm, thường xanh, cành tròn có lông nhỏ. Rế dài, từng đoạn lại phình lên như quả trứng, nhiều khi liền nhau, vỏ ngoài màu vàng nâu, trong ruột màu trắng ngà. Lá mọc cách, phiến hình mác, cuống dài, mép nguyên, gốc phiến hình mũi tên, hoa đơn tính, nhỏ, màu vàng lục, mọc thành chum ở nách lá. Quả hạch, hình cầu, màu đỏ. Hoa tháng 3 – 5. Quả tháng 9 – 11. Cây củ gió mọc hoang vùng núi cao, nhất là vùng núi đá vôi.

  • Thu hái, chế biến: Thu hoạch tháng 9 – 11, rửa sạch, thái lát, phơi sấy khô. Thành phần rễ củ chứa alkaloid gọi là columbamin.

  • Công dụng: Theo Đông y, sơn từ cô vị đắng, tính lạnh vào 2 kinh Can, Vy. Có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc. Chữa các chứng bệnh Viêm họng (rất tốt) – Ung nhọt độc, rắn cắn. Chữa sốt nóng, cảm nắng, đau bụng, bong gân, ho mất tiếng.

    • Liều dùng: 10 – 15g (Có thể dùng ngoài đắp nơi mụn nhọt).

  • Một số ứng dụng chữa bệnh

    • Bài số 1: Chữa viêm họng cấp tính, viêm amiđan: Sơn từ cô 10g; Sắc uống hoặc ngậm, nhai, nát, nuốt nước.

    • Bài số 2: Chữa mụn nhọt sưng tấy, rắn độc cắn: Củ gió 10g; Rau diếp cá tươi 15g; Thanh mộc hương 10g; Sắc uống. Bã đem giã, đắp chỗ đu, rắn cắn.

  • Bảo quản: Để nơi khô mát.

Bài viết liên quan