CỐI XAY (CÂY)

  • Tên khoa học: Abutilon indicum (L) Sweet, họ Bông (Malvaceae), tên khác Giằng xay.

  • Bộ phận dùng: Cả cây (phần trên mặt đất) tươi hay đã chế biến khô của cây cối xay (Herba Abutili indici), được ghi vào Dược điển VN.

  • Mô tả cây: Cây cối xay là loại cây nhỏ, song hàng năm hay lâu năm, thường hay mọc thành đám, quần thể đông, cao 0,5 – 1,5m, toàn thân và các bộ phận của cây (cành, lá) đều có lông mềm. Lá mọc cách, phiến lá hình tim, mép khía răng cưa. Hoa nhỏ, vàng, mọc ở nách lá, cuống dài. Quả gồm gần 20 lá noãn dính nhau thành hình tròn, giữa hơi lõm xuống nom như cái cối xay lúa. Hạt nhỏ hình thận, màu đen, đường kính độ 2 mm. Cây thường mọc hoang ở nước ta, hạt tự rụng rồi lan đi xa.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào mùa hạ khi cây mới ra hoa hoặc mới kết quả. Cắt đem phơi khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, cối xay vị hơi ngọt, tính bình. Vào 2 kinh Tâm, Đởm. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy. Chữa các chứng bệnh cmả mạo, sốt nóng, sốt cao, đau đầu, ù tai, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đậm, phù hũng, tiểu buốt, phụ nữ đới hạ, lở ngứa.

    • Liều dùng: 5 – 15g, lá sắc uống. Hạt 2 – 4g (sắc uống).

    • Lưu ý: Người thuộc chứng thận hư hàn, đi tiểu nhiều, trong, tiêu chảy không dùng. Cây cối xay của ta rất giống cây Thương Ma của Trung Quốc, dùng hạt gọi là Đông quỳ tử (xem mục Thương ma) ta có thể dùng hạt, rễ chữa bệnh.

    • Bảo quản nơi khô mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan