CÂY HOA CÂY THUỐC QUANH NHÀ – (P2)

  1. Dừa cạn: còn có tên gọi khác là Trường Xuân – Hoa hải đằng – Bông dừa – Dương giác. Dừa cạn mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi, đất pha cát, ẩm. Toàn cây có thể dùng được. Dừa cạn thu hái quanh năm cả cây, lá và rễ.

  1. Công dụng: Lợi tiểu chữa huyết áp cao.

  2. Liều dùng: Dùng từ 8 – 12g/ ngày.

  3. Bài thuốc:

Dùng chữa huyết áp cao: Dừa cạn (cả lá và thân) 12g. Cho vào 200ml nước sắc đến khi còn 100ml thi chia làm 2 lần uống trong ngày. Khi huyết áp trở lại bình thường thì thôi không dùng nữa.

  1. Huyết dụ: còn gọi là phất dụ, thiết dụ, long huyết. Thường được trồng bằng hạt hay đoạn thân. Bộ phận dùng là lá tươi hoặc khô. Thu hái những lá bánh tẻ quanh năm để tươi hay phơi khô.

  1. Công dụng: Chữa rong huyết, thổ huyết, tiểu ra máu, ho ra máu, trĩ ra máu.

  2. Liều dùng: lá tươi 16 đến 30g; Lá khô từ 8 đến 16g.

  3. Bài thuốc:

  • Bài 1: Chữa ho ra máu: Lá huyết dụ 16g; Lá trắc bá sao đen 16g. Thêm 400ml nước, sắc lấy 200ml chia làm 2 đến 3 lần uống trong ngày.

  • Bài 2: Chữa băng huyết, trĩ ra máu, tiểu ra máu: Dùng lá huyết dụ tươi 20g. cho 200ml nước sắc lấy 100ml uống trong ngày.

    • Không dùng trước khi đẻ và sau khi sinh còn sót nhau không được dùng vì gây co tử cung gây khó sinh và rau không bong.

  1. Kim anh còn gọi là Thích lê, Đường quân: thường được trồng bằng cách dâm cành vào mùa xuân. Dùng làm thuốc là quả ương sắp chín. Hái quả vào các tháng 8 – 10 đem phơi khô cho se rồi cho vào thúng dùng gậy khuấy cho gẫy hết gai đem bổ dọc bỏ hết hạt rồi phơi khô.

  1. Công dụng: chữa di tinh, mộng tinh và hoạt kinh; người già đi tiểu luôn, trẻ em đái dầm, phụ nữ nhiều khí hư, suy nhược thần kinh.

  2. Liều dụng 6 -12g/ ngày

  3. Bài thuốc

  • Bài 1: chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, phụ nữ ra nhiều khí hư: Dùng quả kim anh (kim anh tử) 200g; củ súng 200g. Đem cả hai vị sao vàng tán nhỏ trộn với mật ong làm 40viên tễ. Mỗi ngày uống 2 viên chia làm 2 lần.

  • Chữa suy nhược thần kinh: Quả kim anh 200g; Rượu trắng 40độ khoảng 1lít. Ngâm 4 tuần. Ngày uống 30ml chia làm 2 lần.

  1. Lựu: thạch lựu – bạch lựu – Thừu lựu. Trồng bằng cách dâm cành vào mùa xuân. Bộ phận dùng là vỏ thân, cành, quả và rễ tươi hay khô. Dùng tươi, thu hái quanh năm. Nếu dùng khô: lấy vào mùa thu, tách lấy thân vỏ và đào rễ tách lấy vỏ rửa sạch phơi khô. Khi dùng ngâm vào nước độ 2 – 3h.

  1. Công dụng làm thuốc chữa sán

  2. Liều dùng khoảng 20 – 30g.

  3. Bài thuốc chữa sán- không dùng thuốc tẩy: Vỏ rẽ lựu 40g; Rễ chút chit 8g; hạt cau khô 4g. Vỏ rễ lựu khô ngâm nước 3h,thái nhỏ, cho thêm 500ml nước, sắc cùng với rễ chút chit, hạt cau, lấy 200ml. Đêm trước nhịn đói, sáng sớm hôm sau uống nước sắc này chia làm 2 lần hoặc 3 lần. Khi uống thuốc cần nằm nghỉ. Đợi khi nào thật buồn đi ngoài thì mới đi. Khi đi ngoài cần đặt mông vào chậu nước ấm để sán ra ngoài hết.

  • Chú ý: vỏ rễ lựu là loại có độc nên khi dùng phải hết sức thận trọng. Phụ nữ có thai và trẻ em không được dùng.

  1. Mạch môn còn gọi là mạch môn đông – Lan tiên, mạch đông, duyên giới thảo. Trồng bằng tách dò mạch môn già, hái hết củ, cắt bớt ngọn dâm vào nơi đất nhiều mùn, tơi xốp, nén chặt gốc. Thu hái vào tháng 6 -7 đào lấy củ già cắt bỏ rễ con rửa sạch đất, phơi khô, tước bỏ lõi trước khi dùng. Chỉ thu hoạch củ ở những cây đã trồng từ 2 – 3 năm trở lên.

  1. Công dụng chữa ho, long đờm, sốt khát nước, táo bón, làm thuốc lợi sữa, lợi tiểu.

  2. Liều dụng là 12 – 20g/ ngày.

  3. Bài thuốc

  • Bài thuốc Chữa ho long đờm dùng mạch môn 16g; Thiên môn 16g; Vỏ rễ dâu tẩm mật sao 12g; Cam thảo dây 8g. cho thêm 600ml, sắc lấy 200ml chia làm 2 -3 lần uống trong ngày.

  1. Cây náng còn gọi là cây lá náng – văn thù lan – chuối nước. Trồng bằng dò ở nơi đất ẩm, dùng bộ phận lá tươi. Thu hái lá quanh năm, khi dùng hơ nóng.

  1. Công dụng: Bó và đắp lên những nơi bong gân, trật gân khi ngã, vào nơi đau nhức, khớp xương, tê mỏi bắp thịt.

  2. Liều dùng: Ngoài dùng tùy ý.

  3. Bài thuốc chữa bong gân, trật gân, đau nhức khớp xương, tê mỏi bắp thịt: dùng lá náng 1- 2 lá. Hơ lá náng trên lửa cho nóng chín buộc vào nơi đau và bóp. Khi nguội lại hơ nóng và bóp tiếp. Ngày làm 2 – 3 lần.

  1. Phù dung: Mộc liên – địa phù dung – mộc phù dung. Trồng bằng đoạn thân dài 30 -40 cm dâm vào nơi đất tơi xốp, ẩm, dâm vào mùa xuân. Bộ phận dùng là hoa và lá tươi, thu hái lá và hoa quanh năm

  1. Công dụng trị mụn, nhọt.

  2. Liều dùng 30 – 50g/ngày

  3. Bài thuốc chữa mụn nhọt dùng hoa, lá phù dung 50g. Rửa sạch, giã nhỏ thêm vài hạt muối ăn, đắp lên mụn, nhọt mới mọc (làm tiêu mụn, nhọt) hoặc mụn nhọt đạng nung mủ sẽ chóng vỡ mủ và đỡ đau – khô lại thay miếng khác, đắp 2 – 3 lần trong ngày.

  1. Hoa súng: củ súng, khiếm thực nam – thùy liên. Trồng bằng thân rễ trong bùn ao vào tháng 11 – 12. Dùng thân rễ (củ) phơi khô; thu hái thân rễ vào tháng 9 – 10 rửa sạch phơi khô, khi dùng tán nhỏ.

  1. Công dụng: chữa đau nhức, đau lưng, mỏi gối, tai ù, di mộng tinh, tiểu tiện không chủ động.

  2. Liều dùng: 10 – 30g/ ngày.

  3. Bài thuốc:

  • Bài 1: Chữa thần kinh suy nhược, di mộng tinh, hoạt tinh, viêm ruột mạn tính: dùng 100g; quả kim anh 500g. Củ súng sao vàng ròn thơm, quả kim anh bỏ hết hạt và lông, sao vàng ròn, cả 2 vị tán nhỏ, cho vào 500g mật ong đã đun sôi, trộn thành khối bột dẻo chia thành 100 viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên với nước nóng.

  • Bài 2: Thuốc bổ thận, đen râu tóc: Củ súng sao vàng thơm 200g; Cỏ nhọ nồi phơi khô trong dâm 500g. Cả hai tán bột mịn trộn đều, ngày uống 2lần mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê với nước cơm lúc đói hoặc với 30ml rượu ngọt - hoặc thêm mật ong làm thành viên.

  1. Vạn niên thanh: còn gọi là Co vo dinh. Trồng bằng đoạn thân có mang rễ vào mùa xuân. Bộ phận dùng là thân và lá tươi. Thu hái quanh năm.

  1. Công dụng chữa ho viêm họng, mụn nhọt, rắn rết cắn.

  2. Liều dùng: 40 – 50g cây tươi.

  3. Bài thuốc

  • Chữa ho viêm họng: lá vạn niên thanh 50g. Thêm 300ml nước sắc lấy 100ml uống trong ngày.

  • Chữa rắn rết cắn, mụn nhọt: Lá vạn niên thanh (tùy ý) rửa sạch với nước muối giã nát đắp lên vết rắn cắn hay mụn nhọt.

  1. Xạ can: Còn gọi cây rẻ quạt. Trồng bằng hạt hay bằng cách tách cây con vào mùa xuân. Dùng thân rễ tươi hay khô. Mùa thu đào rễ và thân rễ cắt bỏ rễ con rửa sạch phơi khô.

  1. Công dụng chữa viêm họng, yết hầu sưng đau, đờm nghẹn họng.

  2. Liều dùng thân rễ lá khô 3 – 6g/ ngày. Thân rễ tươi 10 – 20g/ ngày.

  3. Bài thuốc:

  • Trị viêm họng, yết hầu sưng đau, ho sốt.

Rễ xạ can 6g Vỏ rễ dâu tẩm mật sao 12g

Rễ cỏ tranh 16g Ô mai 6g

Củ sắn dây 12g Cam thảo dây 16g.

Thêm 500ml nước, sắc còn 200ml thêm một ít đường, uống dần dần sau bữa ăn và khi đi ngủ.

  • Chữa rắn rết cắn: Rễ xạ can tươi 10 – 20g. Nhai với ít muối ăn, nuốt nước, bã đắp lên vết rắn cắn.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan