CÂY HOA CÂY RAU CHỮA BỆNH QUANH TA (P2)

Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài viết về một số cây hoa, cây rau vừa dùng làm cảnh, làm món ăn và làm thuốc, gần gũi lại dễ tìm; có tác dụng phòng và trị bệnh hiệu quả, giảm chi phí và an toàn tuyệt đối. Nội dung được trích từ sách “Chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà” - Nhà xuất bản văn hóa dân tộc.

  1. NẤM MÈO (Mộc nhĩ): Có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng: mát huyết, cầm máu, đi lỵ ra máu, trĩ, bổ ngũ tạng, hành khí, đẩy khí độc ra ngoài cơ thể.

  • Chữa lỵ ra máu: Dùng 20g nấm mèo sao tán bột, uống làm 3 lần/ngày.

  • Chữa trĩ lâu ngày: Nấm mèo và cảnh giới, lượng bằng nhau sắc lấy nước ngậm và súc miệng.

  • Chữa tự nhiên đau vùng tim: Dùng nấm này đốt tồn tính, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g.

  • Trị tiêu chảy lâu ngày không khỏi: Dùng 5g nấm mèo khô, cao sừng hươu 5g, cả hai tán bột trộn đều, uống với rượu ấm ngày 2 lần, mỗi lần 10g.

  • Trị tự nhiên nước mắt chảy liên tục: dùng nấm mèo 50g đốt tồn tính, mộc tặc 50g sao khô, nghiền thành bột, trộn đều. Ngày dùng 6g hòa nước vo gạo đun lên uống.

  • Chữa sau sinh đau bụng ra máu: dùng 20g nấm mèo sao lên tán nhỏ uống với rượu.

  • Những người thể hư lâu không nên dùng.

  1. Cây cứt lợn (Bông ổi): thường mọc hoang nhiều. rễ cây có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng hạ nhiệt. Lá cây có khả nặng giảm sưng đau, ngứa gãi. Hoa của cây có tác dụng cầm máu.

  • Dùng 30 – 60g, đun nước uống chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt, sưng hàm do quai bị.

  • Dùng cả cây khô (hoa, cành lá) với lượng 40g sắc nước uống giúp điều trị tiểu đường.

  • Nếu phổi kết hạch, ho ra máu dùng hoa cứt lợn sắc uống khoảng 15 – 20g.

  • Có thể dùng lá hoa tươi giã nát đắp chữa lở loét, bệnh herpes.

  • Nấu cành lá tươi, ngâm rửa chữa viêm da mẩn ngứa rất công hiệu.

  • Nếu dùng lá hoa tươi giã nát lấy nước, lấy nước này bôi vào bên tai viêm hoặc bên mũi viêm giúp chữa viêm tai, viêm xoang dị ứng.

  • Nếu người nữ có rong kinh sau khi sinh dùng lá hoa tươi giã nhỏ, thêm nước vắt lấy nước uống. Mỗi lần dùng 30 – 40g.

  • Người có nhiều gàu, có thể dùng cây tươi nấu cùng bồ kết mà gội.

  1. Cây xấu hổ: hay mọc hoang ở vườn, bờ bụi, khi chạm tay vào thì lá co lại. Cây xấu hor có vị ngọt, chát, tính mát có tác dụng an thần, trấn tĩnh. Trong dân gian thường dùng điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay hồi hộp, trong lòng dạ không yên.

  • Khi bị nhức xương, phong thấp có thể dùng cây xấu hổ sao vàng, bưởi bung sao vàng, dây đau xương, kê huyết đằng mỗi vị 20g ngâm rượu hoặc sắc uống.

  • Có thể dùng lá cây xấu hổ, dây lạc tiên, củ tóc tiên (mạch môn), hạt quyết minh, sao hoài sơn mỗi vị 20g sắc uống để điều trị thần kinh suy nhược, nhức đầu, ù tai, khó ngủ.

  1. Cây sắn dây: Đông y gọi sắn dây là cát căn. Được trồng nhiều ở nước ta. Sắn dây có vị ngọt, tính mát, có tác dụng, giải khát, chữa cmả nắng, sôt nóng, nhức đầu, có mồ hôi, trong bụng và ngoài da đều nóng, nôn ọe, nóng ruột, khát nước, dùng bột sắn dây (12g) hòa với nước uống Hoặc dùng cát căn 20g, đậu ván sao, rễ lức, dành dành mỗi vị 10g sắc uống.

  • Nếu trẻ em có ho, sốt, viêm họng hay lên sởi, viêm phổi, phụ nữ thường nóng ruột chán ăn dùng Sắn dây 20g; rau má, mạch môn, cam thảo dây mỗi vị đều 10g sắc uống.

  • Nếu mùa hè sốt cao, phiền khát, trằn trọc mê sảng dùng cát căn 16g, Hoàng cẩm hay chi tử, hoàng liên hoặc hoàng đằng mỗi vị đều 8g.

  1. Cây sài đất: Được nhiều gia đình trồng lấy cả cây, nấu lên tắm cho trẻ em chữa rôm sảy, dị ứng. là vị thuốc có chứa chất kháng khuẩn và có tác dụng chữa mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, nổi mẩn chốc đầu, đau mắt, viêm bàng quang. Liều dùng không hạn chế, dùng một vị độ 30 – 40g sắc uống hoặc phối hợp với các vị khác.

  • Nếu bị mụn nhọt, lở ngứa: dùng Sài đất 30g; Kim ngân cả dây hoa lá 15g; Khúc khắc (thổ phục linh) 10g; Bồ công anh 15g; ké đầu ngựa 10g; sắc uống. Ngoài ra dùng Sài đất tươi giã nát xoa đắp hay náu nước tắm cũng rất tốt.

  1. Cây me chua đất: Cây có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, mát máu, an thần, thông tiểu tiện.

  • Người có đại tiện bị táo, dùng me chua đất, mã đề mỗi thứ một nắm giã vắt lấy nước cốt, hòa thêm một thìa đường vào uống (nam dược thần hiệu).

  • Người bị sốt cao, khát nước, trằn trọc dùng me chua đất một nắm giã nát chế nước nguội vào vắt lấy nước cốt uống.

  • Người bị bong gân sưng đau, giã me chua đất chưng nóng ròi xoa bóp. Nếu người bị bỏng dùng nước giã nát của cây dội vào, rôm sảy, ngữa gãi thì giã nhỏ xoa xát.

  • Người có hậu môn bị lở loét, sưng đau: Dùng me chua đất, rau sam mỗi thứ một nắm, bồ kết 1 quả giã nhỏ, nấu nước ngâm rửa trong 3 ngày hoặc ngâm rửa với nước bồ kết rồi đắp me chua đất và giã nát rồi băng lại.

(hết phần 2 – còn nữa)

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan