CÂY HOA CÂY RAU CHỮA BỆNH QUANH TA (P1)

Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài viết về một số cây hoa, cây rau vừa dùng làm cảnh, làm món ăn và làm thuốc, gần gũi lại dễ tìm; có tác dụng phòng và trị bệnh hiệu quả, giảm chi phí và an toàn tuyệt đối. Nội dung được trích từ sách “Chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà” - Nhà xuất bản văn hóa dân tộc.

  1. Hành: từ xưa hành là một loại rau phổ biến được dùng làm gia vị nhiều nhất trong các món ăn.

    1. Tác dụng: hành có vị cay ngọt, tính ấm có tác dụng làm tan lạnh, thông khí tuệ, giải cảm sát trùng, phòng bệnh, giải độc thức ăn, kích thích tiêu hóa, điều hòa hô hấp, bài tiết.

    2. Bộ phận dùng là củ lá, liều lượng tùy thuộc nhu cầu và khả năng.

    3. Một số cách dùng hành chữa bệnh:

      • Chữa cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho tức ngực, đầy bụng: Dùng hành giã nhỏ lấy 10 đến 20g trộn vào cháo ăn nóng cho ra mồ hôi.

      • Nghẹt mũi thở không thông có thể săc hành uống.

      • Nếu trúng gió, ngất xỉu: Giã hành hoa hòa với nươc tiểu trẻ em khỏe mạnh dưới 3 tuổi uống.

      • Bị trướng, nước ứ, phù thũng săc hành với mộc thông uống.

      • Bí đại, tiểu tiện sắc hành khoảng 60 gam để uống.

      • Kiết lỵ, động thai ra máu: ăn cháo nếp nấu với hành hoặc nấu hành trộng với cháo ăn.

      • Sưng vú: giã hành sao nóng chườm.

      • Sâu, kiến bò vào tai: giã hành vắt lấy nước nhỏ vào tai.

      • Có thể dùng củ hành giã lọc lấy nước uống hỗ trợ điều trị viêm họng, ho và điều trị lao.

Khi dùng hành không nên dùng chung với đường hoặc thịt chó sẽ sinh bệnh.

  1. Tỏi: vị cay, hôi, tính ấm, có tác dụng giải độc, hạ khí, tiêu đờm, trừ giun, lưu thông khí huyết, dùng từ 12 – 20g.

      • Chữa đơn sưng, mụn nở: Giã tỏi trộn với ít dầu vừng để đắp, bôi.

      • Chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông: giã tỏi rịt vào rốn (cách da bằng lá trầu không hoặc lá lốt hơ héo), đồng thời lấy tỏi giã nát bọc bong nhét hậu môn (sách nam dược thần hiệu).

      • Chữa cảm cúm, bệnh truyền nhiễm, nhức đầu, gai rét dùng: tỏi giã nát vắt lấy nước cốt 10ml uống, ngoài ra dùng tỏi giã nhỏ bọc bông nhét lỗ múi chống lây.

  2. Cây mía: được trồng nhiều ở các nơi, dùng làm đường và giải khát. Mía có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi tiêi đờm, điều hòa tỳ vị, khỏi nôn ọe, nôn khan.

      • Chữa nôn ọe bằng cách ép nước mía pha thêm ít nước gừng uống sẽ hết.

      • Chữa sốt, khát nước, tiểu tiện nhỏ: ép nước uống thì giải nhiệt.

  3. Cây xương sông: có vị đắng, cay thơm, tính ấm, có tác dụng trừ tanh hôi, giúp tiêu hóa, tiêu đờm, chữa ho cảm, viêm họng: dùng lá tươi nhai, ngậm nuốt nước hoặc giã nhỏ chế nước sôi vào gạn lấy nước cốt uống.

      • Chữa nổi mẩn khắp người: dùng lá xương song, lá khế lượng bằng nhau, chua me đất bằng nửa lượng giã nát hòa với nước uống, bã dùng xoa ngoài.

      • Trẻ lên sởi mà ho sốt kéo dài: dùng lá xương song, cây chua me đất, vỏ rễ dâu, địa cốt bì, kinh giới các vị bằng nhau khoảng 8 đến 10g sắc uống, nếu có đi tiêu lỏng thì giảm lượng me chua xuống.

      • Chữa chứng phong hàn cấm khẩu: dùng lá xương song, lá xương bồ giã tươi hòa với nước nóng cho uống hoặc sắc uống.

      • Chữa trẻ em có co giật do sốt cao, thở gấp: dùng lá xương sông, chua me đất giã nhỏ, chế nước nóng vào, vắt lấy nước cốt cho uống.

      • Chữa đứt chân tay chảy máu: dùng lá xương song, giã nát đắp vào sẽ cầm máu chóng lành.

  4. Xạ can còn gọi là cây rẻ quạt vị đắng tính mát, tác dụng tiêu đờm kết, u hạch, tích tụ, cầm ho, chữa viêm họng, amiđan.

      • Chữa kết hạch và u bang: dùng xạ can 10g, nghệ đen 8g; xuyên khung 6g sắc uống.

      • Chữa ho đờm, viêm họng dùng chót 2 lá nhai ngậm hoặc dùng xạ can và cam thảo dây hoặc mạch môn, mỗi vị 10g sắc uống.

      • Chữa tiểu tiện không thông: dùng củ rẻ quạt giã sống 12 g hòa với 1 chén nước lọc bỏ bã mà uống ( theo nam dược thần hiệu).

  5. Cây chua me đất: có vị chua, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, mát máu, an thần, thông tiểu tiện.

      • Chữa đại tiện táo, dùng chua me đất, mã đề mỗi thứ một nắm giã vắt lấy nước cốt hòa thêm 1 thìa đường để uống.

      • Chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước, dùng chua me đất một nắm giã nát chế nước nguội vào vắt lấy nước uống.

      • Chữa bị thương bong gân: sưng đau, giã chua me đất chưng nóng lên để xoa bóp. Bị bỏng thì lấy giã nát vắt lấy nước dội vào, rôm sảy ngữa gãi thì giã nát xoa sát.

      • Chữa hậu môn sưng đau hay lở loét: dùng chua me đất, rau sam mỗi thứ một nắm, bồ kết 1 quả giã nhỏ, nấu nước ngâm rửa trong 3 ngày hoặc ngâm rửa với bồ kết rồi lấy me chua đất và rau sam giã ngát băng lại.

      • Ho do thử nhiệt: chua me đất hoa vàng 40g, rau má 40g, xương song 20, cỏ gà 20g, rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cho thêm 1 chút đường rồi đun sôi để nguội uống ngày 3 lần.

      • Điều trị tăng huyết áp: chua me 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g sắc uống ngày 1 lần.

  6. Mướp đắng: vị đắng, tính lạnh có tác dụng trừ nhiệt, sáng mắt, mát tim, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, bớt mệt mỏi, giải phiền khát.

      • Hoa mướp đắng chữa đau dạ dày bằng cách tán nhỏ để uống.

      • Hạt mướp đắng có vị đắng ngọt, tăng thêm khí lực, cường dương. Nhai hạt mướp đắng nuốt nước chữa viêm họng. Với trẻ đầu khô sủi vảy trắng, chốc đầu dùng lá đào gội sạch sau đó giã nát hạt mướp đắng để bôi.

      • Lá mướp đắng chữa đơn độc sưng đỏ và mụn nhọt, đau nhức: sắc khoảng 1 nắm lá uống hoặc phơi khô tán bột uống 12g với chút rượu, ngoài ra lấy là tươi giã nát chưng cho nóng rồi đắp vào.

      • Chưa lao động quá mức, thức đêm, đi đường xa, mệt mỏi, háo khát hấp sốt (hư nhiệt) dùng lá mướp đắng non, rau khủ khởi (vỏ rễ là địa cốt bì, câu tử) hay lá hoa thiên lý nấu canh ăn thì nhanh bình phục.

  7. Rau sam: là loại cây mọc hoang trên ruộng nhiều có vị chua tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát máu tiêu sưng, sát trùng, tiêu cam, khỏi lở loét.

      • Chữa trẻ bị hỏa đơn, nổi mẩn đỏ quanh rốn, nóng như lửa đốt (hay sốt phát ban) dùng rau sam giã sống, vắt lấy nước cốt cho uống, bã thì dùng xoa đắp.

      • Trẻ em đi lỵ, đau bụng mót rặn: rau sam giã vắt lấy nước cốt, đun sôi, chế thêm chút đường cho uống.

      • Chữa lậu nhiệt, điabuốt dùng rau sam giã vắt lấy nước uống.

      • Chữa giun: rau sam 3 nắm to sắc lấy một bát nước uống lúc đói, uống 2 đến 3 lần giun ra.

      • Chữa bệnh đái ra máu: lấy rau sam nấu canh ăn liên tục 3 đến 5 ngày thì khỏi.

      • Rau sam giã nhỏ, đắp lên mụn nhọt, ngòi xanh mụn nhọt dễ ra máu nhanh khỏi.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan