CÂY BẢY LÁ MỘT HOA

  • Tên khoa học: Paris polyphylla Sm, học Hành (Liliaceae). Tên khác: Thất diệp nhất chi hoa (TQ) – Tảo hưu – Độc cước liên.
     
  • Bộ phần dùng: Thân rễ (củ) của cây bảy lá một hoa đã chế biến khô, được ghi nhận trong Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây thảo, song lâu năm, hình dáng đặc biệt: từ thân rễ nhô lên mặt đất một thân thẳng đứng cao 30 – 100cm, giữa thân có 1 tầng lá mọc vòng gồm 4 – 8 lá (thường là 7), cuống lá dài 2 – 3cm, phiến lá hình mác dài 8 – 20cm, rộng 4 – 8 cm, đầu phiến lá nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt,, hoa mọc đơn độc ở đỉnh thân, cuống hoa dài 15 – 30cm, màu xanh gần như lá. Cánh hoa thuôn nhọn dài 4 – 7cm, lá đài hình sợi ở giữa, các cánh hoa, rủ xuống. Quả mọng màu tím đen, hạt màu vàng. Cây bảy lá một hoa mọc hoang ở những khu rừng rậm ẩm, gần suối, nơi đất có vôi ở nhiều tỉnh phía bắc của nước ta.
     
  • Thu hái chế biến: Có thể thu hái quanh năm nhưng mùa thu đông thì tốt hơn. Đào lấy thân rễ (củ) rửa sạch, phơi sấy khô. Có thể thái lát rồi phơi, sấy khô.
     
  • Công dụng: Theo Đông y, Tảo hưu vị đắng, tính hơi lạnh, hơi độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, trừ ứ tụ, bị ngã máu tụ sưng tấy. Chữa nọc độc rắn cắn, chân thương đau, co giật, mụn nhọt, sởi do thấp nhiệt, viêm họng, áp xe vú.
     
  • Liều dùng: 3 – 8g (sắc uống hoặc đắp bên ngoài chỗ đau)
     
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
     
    • Bài số 1: Chữa ung nhọt, sưng vú, quai bị, tràng nhạc: Tảo hưu 6g; Bồ công anh 30g. Sắc uống. Cũng có thể dùng đồng thời lấy Tảo hưu 12g; Thiên hoa phấn 12g; Thiên tiên tư 6g; Tán thành bột, trộn đều, thêm ít nước, nhào nặn thành bánh dẹt, đắp chỗ đau.
       
    • Bài số 2: hạ sốt, chống kinh giật, chữa chứng viêm não truyền nhiễm, viêm não B, các bệnh truyền nhiễm cấp tính, sốt nóng sốt cao, mê man, co giật: Tảo hưu 6g; mạch môn 6g; Kim ngân hoa 10g; Bạch cúc hoa 10g; Thanh mộc hương 3g. Sắc uống.
       
    • Bài số 3: Trừ đờm, chặn cơn hen, chữa hen, đờm khò khè, lao phổi. trẻ em lên sởi kèm viêm phổi. Bảy lá một hoa 15g, tán thành bột, mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan