CÁT CÁNH

  • Tên khoa học: Platycodon Grandìlorum A.DC họ Hoa chuông (Campanulaceae) còn gọi là Cánh thảo, kết cánh .

  • Bộ phận dùng: Rễ cây cát cánh phơi khô, được ghi nhận vào Dược điển của Vn và TQ.

  • Mô tả: Cây cát cánh là cây nhỏ, sống lâu năm, thân cao 0,6 – 0,9m. lá phía dưới mọc đối hay mọc vòng 3 – 4 lá, phiến hình trứng, mép có răng cưa to, gần như không có cuống. Lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le. Hoa mọc đơn độc hoặc thành bông thưa, hình chuông rộng, cánh hoa màu lam tím hay trắng. Quả hình trứng ngược. mùa quả tháng 7 -9.

  • Thu hái và chế biến: Thu hoạch vào mùa thu đông (tốt nhất) hoặc mùa xuân. Thu hoạch vào mùa xuân thì rễ xốp, vị ngọt, dễ bị mọt. Thu hoạch vào mùa thu động thì rễ chắc, vị đắng khó bị sâu mọt. Đào lấy rễ, cắt bỏ phần cổ rễ và rễ con, sắt bỏ vỏ ngoài màu vàng tro, rửa sạch phơi khô.

    • Rễ cát cánh không mùi vị, ngọt, sau hơi đắng. Loại rễ to, dài, đều, chắc màu trắng, vị đắng là tốt, Loại cát cánh rễ còn lớp vỏ ngoài màu vàng tro là không dùng để làm thuốc được.

  • Công dụng: Theo Đông y, cát cánh vị đắng cay, tính ấm có ít độc, vào kinh Phế. Có tác dụng tăng cường sự phân tiết đường hô hấp, tiêu đờm và long đờm, trừ phong hàn, tiêu viêm, tiêu mủ.

    • Chữa các chứng bệnh ho cảm lạnh, viêm phổi, họng sưng đau, thổ huyết. mất tiếng thì thêm Bán hạ; Khí đưa lên thì thêm Trần bì; Ho có đờm thêm Tri mẫu, Bối mẫu; Khát nước và ho thì thêm Ngũ vị tử; Say rượu thì thêm Cát canh, nôn mửa thêm bán hạ, sinh khương; Đầy bụng khó tiêu thêm Chr thực; Mắt đỏ thêm Chi tử, Đại hoàng; kém ngủ thì thêm chi tử: Mặt bủng thì thêm Phục linh. Tùy theo chứng bệnh mà thêm vị thuốc cho phù hợp.

    • Theo Tây y, Cát cánh có tác dụng: Thông đờm, chữa ho, giảm glucose huyết, chống viêm, giãn mạch, giảm huyết áp, giảm đau, hạ sốt, kháng histamine, chống tiết cholin.

    • Liều dùng là 4 – 10g tán bột hay sắc uống.. Muốn làm tiêu mủ phải dùng liều cao. Người bị chứng âm hư hỏa nhiệt, bàng quang có nhiệt, tiểu rắt không được dùng. Người bị thổ huyết cũng không được uống.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa ho do nóng đờm dính đặc: Cát cánh 6g; Tỳ bà diệp 9g; Lá dâu tằm 9g; Cam thảo 3g; Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 ngày.

    • Bài số 2: Ho do lạnh, đờm loãng: Cát cánh 6g; Hạnh nhân 9g; lá tía tô 9g; Bạc hà 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 ngày.

    • Bài số 3: Chữa viêm họng, đau: Cát cánh 6g; Cam thảo 3g. Sắc hay tán bột uống.

    • Bài số 4: Chữa viêm amiđan: Cát cánh 6g; Kim ngân hoa 9g; Liên kiều 9g; Cam thảo sống 3g. Sắc uống.

    • Bài số 5: Chữa viêm phổi, ho đơmg, đau tức ngực:

Cát cánh

3g

Cam thảo sống

3g

Diếp cá

6g

Dây kim ngân

9g

Bối mẫu

6g

Nhân ý dĩ

15g

Nhân hạt bí đao

18g

Rễ cỏ tranh

30g

Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô mát, thoáng gió, cần lưu ý tránh mối mọt vì dễ bị sâu mọt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan