BỒ CÔNG ANH (TRUNG QUỐC)

Tên khoa học: Taraxacum officinale Wiggers, Taraxacum dens leonis Desf, học Cúc (Asteraceae). Tên khác nãi trấp thảo -  Sư nha.

Bộ phận dùng: Cả cây và rễ cây bồ công anh dùng tươi hoặc khô.

Mô tả: Cây bồ công anh TQ sống lâu năm, cao 0,2 – 0,4m, rễ trụ dài, khỏe. Lá mọc từ rễ thành hoa thị ở gốc, phiến lá cắt thành nhiều thùy nhỏ như răng nhọn, mềm, trông giống như hàm răng sư tử. Hoa tự là một đầu màu vàng, đơn độc ở ngọn, cuống dài, rỗng, từ giữa vòng lá góc mọc lên. Mùa hoa tháng 3 – 10. Khi hoa già kết quả có lông màu trắng xếp thành hình cầu.



Thu hái chế biến: Vào mùa hạ, khi hoa mới chớm nở thì nhổ cả cây lẫn rễ, rửa sạch đất cát phơi khô. Thu hái vào giữa mùa hạ là thời kỳ cây và rễ có vị đắng nhiều thì mới có nhiều tác dụng. Nếu thu hái vào thu đông, vị đắng kém và rễ chữa nhiều inulin thì ít tác dụng. Bồ công anh không mùi, vị hơi đắng.
Loại bồ công anh có nhiều lá, màu xanh lục, đủ rễ, khô, không lẫn tạp chất là tốt.

Công dụng: Theo Đông y, bồ công anh vịđắng, ngọt, tính lạnh, vào hai kinh Can, Vị. Có tác dụng trừ nóng sốt, giải độc, làm tan chất kết tụ, giúp tiêu hóa, nhuận tràng, thông sữa, lợi tiểu. Dùng chữa các chứng bệnh nóng trong bụng sưng vú, mụn nhọt,tràng nhạc, nhiệt lâm (đái rắt, nước tiểu đỏ), ít sữa.

Liều dùng: 6 – 12g, sắc uống. Có thể đắp ngoài da.

Lưu ý: Bồ công anh nam là cây mũi mác, họ Cúc. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.

Một sô bài thuốc ứng dụng:

Bài số 1: Chữa sưng vú mới phát: Bồ công anh 5g; Thiên hoa phấn 5g; Liên kiều 5g; Bỗi mẫu 3g; Thanh bì 5g. Sắc uống.

Bài số 2: Chữa viêm ruột thừa, chữa có mủ: Bồ công anh 9g; Rau sam 30g; Đan sâm 9g; Hoàng cầm 9g. Sắc uống.

Bài số 3: mát gan, sáng mắt, chữa các chứng viêm do gan bốc hỏa: Bồ công anh tươi 50g; Quả dành dành 7 quả. Sắc uống (chữa viêm màng  kết hợp cấp tính).


Bài số 4: Chữa mụn nhọt, da lở loét: Bồ công anh 15g; Cúc hoa 9g; cam thảo 3g; Kim ngân hoa 9g. Sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan