BÈO CÁI

Tên khoa học: pistia stratiotes L, họ Ráy (Araceae), còn gọi là bèo ván, Bèo tai tượng; Đại phiêu – Đại phù bình (TQ)
 
Bộ phận dùng: Cả cây (Herba Pistaiae) tươi hoặc đã chế biến khô.
 
Mô tả: Bèo cái là loại cây nhỏ sống nổi trên mặt nước, không thấy thân, lá mọc thành hoa thị quanh gốc, phần trên mặt nước chỉ cao khoảng 2cm, phiến lá hình trứng dài 2 – 8cm, lá có nhiều lông nhung không thấm nước, hoa tự nhỏ, mo màu trắng nhạt. Quả mọng có nhiều hạt. bèo cái được thả khắp các ao hồ, sinh sản bằng cách đâm nhánh ngang, thành chồi ra cây mới.


 
Thu hái và chế biến: Thu hái quanh năm, nhất là vào mùa hè khi đang độ phát triển tốt, có thể dùng tươi hay phơi khô. Cả cây có chất gây ngứa (tính chung của họ Ráy)
 
Công dụng: Theo Đông y, bèo cái vị cay, tính lạnh vào kinh Phế. Có tác dụng chống dị ứng, làm ra mồ hôi, thúc sởi, tống độc, lợi niệu. Dùng chữa các bệnh dị ứng, nổi mề đay, ngứa, eczama, hen, phát ban sởi không mọc, phù thũng, viêm thận, bí tiểu tiện.
 
Liều dùng: Khô 4 – 10g. Tươi 20 – 40g. Người tự ra mồ hôi, cơ thể yếu không dùng.
 
Một số ứng dụng chữa bệnh: 
 
Bài số 1: Chữa chứng sởi mới phát, không mọc ra được: Bèo cái 8g. Sắc uống.
 
Bài số 2: Chữa phù do viêm thận cấp, bí tiểu:
 
Bào cái 6g Mộc tặc 9g    
Liên kiều 9g Ma hoàng 3g    
Xích tiểu đậu 9g Cam thảo 3g    
Vỏ quả bí đao 12g Vỏ quả dưa hấu 12g  
Sắc uống.
 
Bài số 3: Chữa hen, phát ban, mề đay, eczama, dị ứng: Bèo cái 6g; xác lột ve sầu 3g; Phòng phong 5g; Kim ngân hoa 5g. Sắc uống.
 
Nếu bị eczema, lấy bèo cái tươi, rửa nhiều lần cho sạch, thêm ít muối, giã nát, đắp chỗ bị eczema, ngày thay 2 lần, liên tục tới khi khỏi. Vừa đắp ngoài vừa đắp trong.
 
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan