BẠCH CHỈ

  • Tên khoa học Angelica dahurica (Fisch) Benth et Hook: Hương Bạch chỉ, Bạch chỉ Hàng Châu.
     
  • Bộ phận dùng: Rễ của 2 cây bạch chỉ nói trên phơi hay sấy. Được ghi nhận trong Dược điển VN (1983).


     
  • Mô tả: Cây bạch chỉ là một cây cỏ sống lâu năm cao 1- 2m. Rễ to, mùi thơm tinh dầu, có phân nhánh. Thân hình trụ tròng rộng, đường kính 1 -3cm, mặt ngoài màu tím hồng (có thân hơi trắng hoặc hơi tía), phía dưới nhẵn, không có lông nhưng phía trên gần hoa tự có lông ngắn. Lá xẻ 3 làn hình lông chim mép có răng cưa, có cuống dài phình ra thành bẹ. Hoa tự hình tán kép, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, màu trắng. Cây được trồng ở các vùng khác nhau.
     
  • Thu hái và chế biến: Thường thu hoạch sau khoảng 10 tháng trồng, lúc lá bắt đầu úa vàng. Đào lấy rễ củ cắt bỏ phần trên của rễ, bỏ rễ con, phơi năng hay sấy nhẹ ở nhiệt độ khoảng 40 – 50 độC cho khô. Bạch chỉ mùi thơm đậm, vị cay, hơi đắng. Loại bạch chỉ rễ dài trên 8cm, nguyên rễ củ to mập, đường kinh trên 1cm, khô chắc, bẻ ra có mùi thơm đậm, không mốc, mọt là tốt, xếp loại 1. Loại nhỏ và ngắn hơn xếp loại 2. Loại nhỏ quá hoặc to quá bị xốp, ít thơm là kém, ngoài ra còn dùng cả rễ con xếp loại 3.
    • Tránh nhầm lẫn với rễ của cây Nam bạch chỉ, họ Cánh bướm, giống nho, hoa mọc thành chum, màu tím nhạt mọc hoang. Rễ to, màu hơi vàng, dùng sắc cùng một số vị khác chữa đau bụng, tiêu chảy.
       
  • Công dụng: Theo Đông y, Bạch chỉ vị cay, tính ấm, vào 3 kinh Phế, Vị và Đại tràng. Có tác dụng trừ phong hàn, ra mồ hôi, lưu thông máu, tiêu mủ, lên da non, giảm đau. Theo một số tài liệu, với liều nhỏ có thể gây hưng phấn với trung khu hô hấp và dây thần kinh phế vị gây tăng huyết áp.
    • Có tác giả thấy bạch chỉ có tác dụng kháng sinh đối với trực khuẩn lỵ, phâtr khhuẩn tả, trực khuẩn thương hàn. Dùng làm thuốc giảm đau, chữa nhức đầu, cảm mạo, đau răng, chảy nước mũi hôi thối, viêm xoang, viêm ruột, đại tiện ra máu, trĩ rò loét, áp xe, mụn lở, da dẻ khô ngứa, phụ nữ khí hư.
       
    • Liều dùng: 3 – 6g sắc hay tán thành bột uống.
       
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
    • Bài 1: Chữa mọi chứng cảm lạnh

Dùng Bạch chỉ 3g; Đại táo 6g; Đậu khấu 3g; Sinh cam thảo 3g; Sinh khương 5g; Thông bạch 3g. Sắc uống cho ra mồ hôi, nếu chưa ra mồ hôi thì lại tiếp tục uống,

  •  Bài số 2: Chữa mụn nhọt đau nhức, lên mủ nhưng chưa vỡ:

Bạch chỉ

  1.  

Thanh bì

  1.  

Đương quy

  1.  

Tạo giác thích

  1.  

Xương truật

  1.  

Ý dĩ nhân

 

Sắc uống.

  • Bài số 3: Bột Bạch chỉ, ké đầu ngựa chữa viêm mũi, sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g; ké đầu ngựa 9g; Tân di 9g; Bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi ngày uống 3g, ngày 2 – 3 lần.
  • Bài số 4: Bột Khung chỉ: Chữa cảm cúm, viêm xoang, hắt hơi, có thể dùng làm thuốc xông mũi: Bạch chỉ 4g; Xuyên khung 4g. Tán bột mịn, mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần.
  • Bảo quản khô ráo, râm mát, rất dễ bị mọt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan