THUỐC CỐ SÁP – PHẦN I

Thuốc cố sáp là những bài thuốc gồm các vị thuốc có tác dụng thu liễm như Phù tiểu mạch, Ngũ vị tử, Long cốt, Mẫu lệ có tác dụng cầm mồ hôi; Kim anh tử, Tang phiêu diêu, Sơn thù có tác dụng sáp tinh, cầm tiểu tiện; Khiếm thực, liên nhục, Xích thạch chi, Thạch lựu bì, Ô mai, Kha tử có tác dụng cầm tiêu chảy… Do vậy thường được dùng để chữa các chứng do âm dương khí huyêt hư tổn, chức năng tạng phủ bị rối loạn gây nên. Thực tế trên lâm sàng thường biểu hiện các triệu chứng như mồ hôi ra nhiều ( tự hãn hoặc đạo hãn), bệnh chứng tiêu chảy kiết lỵ kéo dài, di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần không tự chu, các chứng bệnh phụ khoa như băng lậu, huyết trắng ra nhiều.

Những chứng bệnh trên thường do khí hư nên trong lúc dùng thường sử dụng kèm các loại bổ khí như Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạchtruật. Những trường hợp chứng thực như sốt do mồ hôi ra nhiều, kiết lỵ cấp tính , tiêu chảy cấp do thấp nhiệt, huyết trắng ra nhiều do thấp nhiệt đều không dùng các bài thuốc cố sáp.

  1. NGỌC BÌNH PHONG TÁN (Thế y đắc hiệu phương)

  • Thành phần bao gồm Hoàng kỳ 24g; Phòng phong 8g; Bạch truật 16g.
  • Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, trộn lẫn, mỗi lần uống 8 – 12g, ngày 2 lần. Có thể dùng thuốc thang sắc uống, tùy chứng gia giảm. Tác dụng ích khí kiện tỳ, cố biểu, chỉ hãn.
  • Giải: Bài này chủ trị chứng biểu hư ra mồ hôi, khí hư dễ cảm mạo: Hoàng kỳ dùng liều cao  để ích khí cố biểu là chủ dược; Bạch truật để kiện tỳ; Phòng phong có tác dụng khu phong;
  • Trên lâm sàng: Bài thuốc dùng trị chứng biểu hư dễ cảm mạo đối với người hay bị cảm dùng bài này có thể nâng cao sức khỏe
    • Nếu ngoại cảm, biểu hư sợ gió, ra mồ hôi mạch hoãn gia Quế chi để giải cơ.
    • Nếu ra mồ hôi nhiều gia Mẫu lệ, lá dâu, Ngũ vi tử, ma hoàng căn để tăng cường cố biểu, cầm mồ hôi.
    • Trường hợp viêm mũi mạn tính hoặc do dị ứng gia Thương nhĩ tử, Bạch chỉ để sơ phong khai khiếu.
  1. MẪU LỆ TÁN (Hòa tễ cục phương)
  • Thành phần gồm Mẫu lệ nướng 20 – 40g; ma hoàng căn 12 – 20g; Hoàng kỳ 20 – 40g; Phù tiểu mạch 12 – 20g;
  • Cách dùng: Nguyên phương là dùng thuốc bột thô, sắc với Phù tiểu mạch để uống, có thể dùng thuốc thang sắc uống. Tác dụng Cố biểu, liễm hãn.
  • Giải: Bài thuốc chủ chứng khí hư, tự hãn, ngủ nhiều hơn, cho nên chữa trị dùng bài này ích khí cố biểu, liễm âm chỉ hãn.
    • Mẫu lệ liễm âm tiềm dương chỉ hãn là chủ Dược.
    • Hoàng kỳ ích khí cố biểu.
    • Phù tiểu mạch: liễm âm, chỉ hãn.
    • Ma hoàng căn: chỉ hãn có tác dụng giúp Hoàng kỳ, Mẫu lệ ích khí cố biểu, liễm âm chỉ hãn.
  • Trên lâm sàng: Bài thuốc này thường được dùng trị chứng ra mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi, do cơ thể hư yếu.
    • Trường hợp dương hư gia Bạch truật, Phụ tử để trợ dương cố biểu.
    • Trường hợp khí hư gia Đảng sâm, Bạch truật để kiện tỳ ích khí.
    • Nếu âm hư gia Can Đại hoàng, bạch thược để dưỡng âm.
    • Nếu huyết hư gia Thục địa để dướng huyết chỉ hãn.
  • Bài thuốc dùng với những bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng thời kỳ hồi phục, khí hư ra mồ hôi nhiều hoặc bệnh lao phổi, khí âm hư ra mồ hôi nhiều, có thể dùng cho bệnh nhân nữ sau sinh cơ thể suy yếu, ra mồ hôi và trẻ em suy dinh dưỡng ra mồ hôi trộm.
  1. ĐƯƠNG QUY LỤC HOÀNG THANG (Lam thất bí tàng)

Đương quy

  1.  

Thục địa

  1.  

Sinh địa

  1.  

Hoàng liên

8 – 12g

Hoàng bá

8 – 12g

Hoàng cầm

  1.  

Hoàng kỳ

16 – 24g

 

 

  • Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 – 20g hoặc sắc nước uống, tùy tình hình bệnh gia giảm. Tác dụng là Tư âm thanh nhiệt, cố biểu chỉ hãn.
  • Giải: Bài thuốc chủ yếu trị chứng hư nhiệt ra mồ hôi có tác dụng tư âm thanh nhiệt, chỉ hãn. Đương quy, Sinh thục địa có tác dụng tư âm dưỡng huyết đều là chủ Dược; Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm thanh nhiệt giáng hỏa để giữ âm; Hoàng kỳ để ích khí cố biểu.
  • Ứng dụng trên lâm sàng chủ trị âm hư hỏa vượng, ra mồ hôi. Biểu hiện lâm sàng là sốt, bứt rứt, ra mồ hôi, mặt đỏ, mồm khô, táo bón tiểu đỏ, lưỡi đỏ, mạch sác hoặc tế sác. Bài thuốc có thể gia thêm ma hoàng căn, Phù tiểu mạch tác dụng tốt hơn. Trường hợp sốt chiều, họng khô có thể gia thêm Tri mẫu, Quy bản để tư âm tiềm dương. Bài thuốc có nhiều vị gây nê trện nên thận trọng trong trường hợp tỳ vị hư nhược, chán ăn tiêu lỏng, cần gia giảm cho thích hợp.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan