ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÔNG LÂY – NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT

Theo liên đoàn Đái tháo đường (ĐTĐ) thế giới, năm 2015, cả thế giới có khoảng hơn 400 triệu người (20 đến 79 tuổi) bị ĐTĐ, tương đương cứ 11 người có 1 người bị ĐTĐ. Bên cạnh đó do việc sử dụng thực phẩm không thích hợp và ít vận động nên xu hướng ĐTĐ típ 2 đang có xu hướng gia tăng cả ở người lớn và trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cộng đồng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, mù hòa, suy thận, cắt cụt chi…

Ở Việt nam, năm 2012, viện Nội tiết trung ương đã nghiên cứu và cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người lớn là 5,42%, tỷ lệ có thể chưa được chẩn đoán trong cộng đồng ước tính lên tới 63,6%.

Theo định nghĩa hiện nay, Đái Tháo đường (ĐTĐ) là bệnh có rối loạn chuyển hóa không đồng nhất với đặc điểm là tăng glucose máu do khiếm khuyết về bài tiết insulin, khả năng tác động của insulin hoặc cả hai, quá trình này kéo dài gây rối loạn chuyển hóa carbohyđrate, protid, lipid gây thương tổn nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt ở tim, ở mạch máu, thận, mắt và thần kinh.

Để chẩn đoán ĐTĐ theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ - ADA dựa vào 1 trong 4 tiêu chí chuẩn sau đây:

  • Glucose huyết lúc đói  126mg/dL (hay 7mmol/L). Người bệnh phải nhịn đói (có thể dùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội) trong ít nhất 8h (thường là nhịn đói qua đêm) hoặc:
  • Glucose huyết tương ở thời điểm dau 2h làm nghiệm pháp dung nạp đường uống 75g  200mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
  • Chỉ số HbA1c  6,5%. Xét nghiệm này thường được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm.
  • Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ   200mg/dL (11,1 mmol/L).

Ngoài ra chẩn đoán sớm tình trạng đái tháo đường (tiền đái tháo đường) cũng cần được quan tâm và xác định sớm thì sẽ giảm được các biến chứng và chi phí điều trị; với các dấu hiệu nguy cơ như có rối loạn đường huyết đói: Glucose huyết tương lúc đói từ 5,6 mmlol/L đến 6,9mmol/L hoặc có dung nạp glucose từ 7,8mmol/L đến 11 mmol/L.

Phân loại Đái tháo đường

  • Đái tháo đường típ 1 do nguyên nhân thiếu insulin tuyệt đối vì tế bào beta tụy bị phá hủy.
  • Đái tháo đường típ 2 do chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng  đề kháng insulin.
  • Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ mà trước đó không có dấu hiệu hoặc bằng chứng về có Đái tháo đường.
  • Thể chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác như ĐTĐ sơ sinh hoặc do sử dụng thuốc và hóa chất như glucocoticoid, điều trị HIV hoặc sau cấy ghép mô…

Đái tháo đường rất phức tạp về cơ chế nói chung và tai biến khó lường, việc xác định có bị Đái tháo đường hay không cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng nên khi bạn có một số yếu tố nguy cơ bạn nên đến cơ sở y tế chuyên sâu để có biện pháp kiểm tra thích hợp.

  • Đái nhiều lần, số lượng nước tiểu tăng, tiểu đêm và khát nhiều.
  • Có rối loạn thị giác do thay đổi áp lực thẩm thấu trong nhãn cầu.
  • Có nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm âm hộ, âm đạo, bao quy đầu.
  • Ngủ lịm, người yếu mệt, giảm cân do thiếu glucose trong tế bào.
  • Tăng hoặc rối loạn chuyển hóa mỡ.

Đái tháo đường thường gây ra những biến chứng nguy hiểm:

  • Cấp tính:
    • Gây ra nhiễm toan ceton dẫn đến toan máu gây rối loạn nước và điện giải thở ngắt quãng, hơi thở có mùi ceton, da khô, có thể hôn mê, huyết áp hạ nhịp tim nhanh.
    • Tăng áp lực thẩm thấu máu: người bệnh có dấu hiệu mất nước nặng, tụt huyết áp và hôn mê.
    • Hạ đường huyết đột ngột: vã mồ hôi, choáng váng, hoa mắt, lơ mơ co giật và hôn mê.
  • Mạn tính:
    • Các bệnh mạch vành, vữa xơ xuất hiện sớm, tiến triển nhanh và trầm trọng xuất hiện cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, hoặc thậm chí đột tử.
    • Tăng huyết áp vừa là yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng kháng thuốc insulin vừa là hậu quả của Đái tháo đường đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng tim mạch khác.
    • Rối loạn chuyển hóa lipid máu.
    • Có biến chứng ở võng mạc gây ra bệnh võng mạc do Đái tháo đường và đục thủy tinh thể là nguyên nhân dẫn đến giảm thị lực và mù lòa.
    • Gây xơ tiểu cầu thận và giảm mức lọc cầu thận. và cuối cùng là suy thận.
    • Bệnh lý thần kinh do tắc nghẽn các vi mạch cung cấp máu cho thần kinh gây viêm đa dây thần kinh hoặc 1 dây; liệt dây thần kinh sọ não; rối loạn thần kinh thực vật.
  • Các biến chứng khác:
    • Nhiễm khuẩn thường là rất nặng do da tổn thương bởi thần kinh cảm giác suy giảm, kèm theo thị lực giảm. Các bệnh hay gặp viêm răng lợi, viêm ống tai, lao phổi, hoại tử chi do E.coli, nấm da và niêm mạc.
    • Loét bàn chân và cẳng chân, tổn thương ở người có bệnh lý thần kinh gây ra ổ loét nhỏ nhưng không lành được  dẫn đến nguy cơ cắt cụt chi.
    • Tổn thương khớp: khô và cứng khớp gây hạn chế vận động.

Khi đã được xác định là bị tiểu đường cần có những điều trị cụ thể thùy thuộc vào từng bệnh nhân tuy vậy, tựu trung cần duy trì lối sống tích cực:

  • Thay đổi lối sống là dạng điều trị không dùng thuốc bao gồm tập luyện thể lực, dinh dưỡng và thay đổi thói quen sống.
    • Tập luyện thể lực: cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, và khả năng biến dạng chân, huyết áp, nhịp tim, không gắp sức khi đường huyết trên 250-270mg/dL và ceton dương tính.
    • Lọai hình tập luyện thông dụng là đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút/ngày), nên tập thường xuyên không nên bỏ quãng; mỗi tuần có thể tập kháng lực như kéo dây hay nâng tạ.
    • Người già đau khớp có thể chia ra nhiều lần trong ngày, đi bộ sau 3 bữa ăn mỗi lần khoảng 10 phút. Người trẻ nên nâng thời gian tập lên 60 phút mỗi ngày, kháng lực 3 lần 1 tuần.
    • Chế độ dinh dưỡng tùy thuộc vào khả năng và thói quen ăn uống của người bệnh nhưng nên có sự tư vẫn dinh dưỡng từ chuyên gia, nhưng dựa trên nguyên tắc:
      • Nếu bệnh nhân có béo phì, thừa cân cần giảm cân.
      • Nên dùng sản phẩm nhiều chất xơ như bánh mỳ đen, gạo lứt…
      • Hạn chế ăn đạm, nếu có dùng thì nên chuyển sang ăn tăng cá; người ăn chay bổ xung đạm từ các nguồn đậu hạt như đậu tương, đậu đen ,đậu đỏ.
      • Hạn chế các mỡ chiên rán nhiều lần, không sử dụng mỡ chứa acid béo không nó nhiều nối đôi như dầu oliu, dầu lạc…
      • Giảm muối trong bữa ăn xuống dưới 2300mg (khoảng 1 thìa cà phê) mỗi ngày.
      • Ăn tăng chất xơ mỗi ngày ít nhất là 15g mỗi ngày.
      • Bổ xung thêm các yếu tố vi lượng nếu thiếu như người ăn chay trường cần bổ sung sắt, vitamin B12.
      • Ngừng hoặc Hạn chế uống bia rượu: chỉ nên tối đa 1 lon bia/1 ngày hoặc 150ml rượu vang/ngày.
      • Ngưng hút thuốc.
      • Không sử dụng đường thông thường, nên sử dụng đường được khuyến cáo cho người bênh tiểu đường.
  • Cần khám định kỳ về tình trạng đường huyết và sức khỏe nói chung. Thực hiện giám sát đường huyết thường xuyên và tuân thủ chế độ dùng thuốc đã được chuyên gia khuyến cáo và hướng dẫn. Tuân thủ điều trị nghiêm túc, phòng ngừa biến chứng. Cần đi khám sớm khi có những dẫu hiệu bất thường.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan