CÁC BÀI THUỐC CHỈ HUYẾT – phần 1

Thuốc chỉ huyết chủ yếu do thuốc lương huyết hợp thành, ở đây các vị thuốc đều thích hợp chữa các chứng khạc huyết, thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi), niệu huyết, tiện huyết băng lậu (chảy máu dạ con), xuất huyết dưới da (tử banh).

Nguyên nhân của các chứng xuất huyết, tuy phần lớn do huyết quá nhiệt nhưng cũng có khi do âm hư hỏa vượng, khí không nhiếp được huyết, tỳ bất thống huyết…dẫn đến chứng ấy. Do đó thuốc chỉ huyết thường hay phối ngũ với các vị thuốc thanh hỏa, dưỡng âm, bổ khí huyết, ôn dương, kiện tỳ để đối phó với các nguyên nhân sai khác ấy. Cũng có khí do ứ huyết nội trở, huyết bất tuân kinh cũng gây chảy máu được. Chỗ đã xuất huyết thường hay sinh ứ. Nếu ứ huyết ấy không được trừ, thì chứng chảy máu khó mà cầm được. Do vậy thuốc chỉ huyết còn hay phối ngũ các vị thuốc hoạt huyết hóa ứ nữa, vì vậy có nhiều loại thuốc cầm máu, lại có nhiều loại thuốc hoạt huyết. Chỉ huyết do vậy vừa có công năng cầm máu  vừa có công năng hoạt huyết. Chỉ huyết và hoạt huyết là tương phản mà tương thành (mâu thuẫn hỗ căn hay dĩ hành vi chỉ)

Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số bài thuốc chỉ huyết được tổng hợp và sưu tầm từ sổ tay phương tễ để bạn đọc tham khảo.

  1. THẬP KHÔI HOÀN – Thập dược thần thư

Đại kế thảo khôi

320 g

Trần tông khôi

320 g

Đại hoàng khôi

320 g

Đan bì khôi

320 g

Hà diệp khôi

320 g

Tiểu kế thảo khôi

320 g

Trác bá khôi

320 g

Sơn chi tử khôi

820 g

Tây thảo khôi

320 g

Mao căn khôi

320 g

  • Cách dùng: mười vị trên nghiền bột mà dùng. Hiện nay, có thể dùng nước sắc Bạch cập độ 40 – 60g rồi luyện bột ấy làm viê to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 4 – 12g, ngày 1 – 3 lần với nước chín.
  • Tác dụng: lương huyết chỉ huyết. chữa các chứng bệnh nội xuất huyế đều ứng dụng được, khái huyết, nục huyết đều thích hợp.
  • Giải: đây là phương thuốc dùng để cầm máu. Mười vị thuốc trong phương đều có tác dụng lương huyết chỉ huyết. Nhưng Đại kế, Tiểu kế, Tây thảo, Đạihoàng, Đan bì còn có tác dụng hóa ứ, Đạihoàng, Chi tử còn có tác dụng tả hỏa, hà diệp, Trắc bá, Tông lư bì còn có tác dụng thu liễm. Toàn phương có công năng lương huyết, chỉ huyết, cầm máu, nhưng không lưu ứ - dùng chữa chứng huyết nhiệt chảy máu nhất định hiệu quả. Theo nguyên tắc cấp tắc  trị liệu thì phương trên là thuốc chỉ huyết tạm thời. Sau khi cầm máu phải biện chứng tìm nguyên nhân để trị tận gốc bệnh. Truyền thống xưa nhận rằng thuốc chỉ huyết thường sao đen để tăng cường tính thu sáp. Vì thế phương này các vị nên sao cháy, nhưng phải tồn tính.
  1. TỨ SINH HOÀN – Phụ nhân lương phương.
  • Thành phần: Tiên hà diệp (lá sen tươi) 320g; Tiên ngải diệp 12g; Tiên trắc bá 40g; Tiên sinh địa 340g;
  • Cách dùng: Nguyên là thuốc hoàn. Nay dùng tươi, giã các vị thuốc vắt lấy nước trấp uống mát hoặc uóng ấm, hay sắc thuốc thành thang ngày 1 – 2 lần.
  • Tác dụng: Lương huyết, chỉ huyết. Chữa huyết nhiệt vọng thành: Khạc huyết, thổ huyết, nụchuyết, máu đỏ tươi, mồm họng khô ráo.
  • Giải: Tiên sinh địa lương huyết, dưỡng âm, giúp trắc bá, Hà diệp thu liễm chỉ huyết. ba vị này đều có tính hàn lương, đem phối ngũ với Ngỉa diệp tính ôn hòa huyết tán ứ, đây là ý nghĩa Phản tá.
  • Gia giảm: Bốn vị đều dùng tươi, tăng được tác dụng lương huyết. KHi ứng dụng nên phỏng theo pháp chơ câu nệ vào phương. Ví dụ dùng Tiên ngẫu tiết (ngó sen), Tiên mao căn, Tiên đại kế, Tiên tiểu kế. Lá ứng dụng chất tân (mới) tiên tươi trong các loại cầm máu. Gần đây có thể dùng ngó sen 1280g, quả lê tươi 640g gia Tiên sinh địa 160g khứ bì giã lấy nước trấp uống cũng được.
  1. TIỂU KẾ ÂM TỬ - Tế sinh phương

Tiên sinh địa

40 g

Tiểu kế

20 – 40 g

Hoạt thạch

20 – 40 g

Mộc thông

4 – 6 g

Sao bồ hoàng

12 g

Đạm trúc diệp

12 g

Ngẫu tiết

12 g

Đương quy

12 g

Sơn chi

12 g

Chích thảo

4 g

  • Cách dùng: Ngày 1 thang sắc với nước chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Tác dụng: Lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt thông lâm. Chữa chứng niệu huyết, huyết lâm.
  • Giải: Dùng Tiên sinh địa, Tiểu kế, Bồ hoàng, Ngẫu tiết, đề lương huyết, chỉ huyết; Hoạt thạch, mộc thông, Trúc diệp, Chi tử thanh nhiệt thông lâm. Đó là hai bộ phận kết hợp nên phương này. Lại gia thêm Đương quy dưỡng huyết hoạt huyết. Chích thảo cam hoãn hào trung. Hợp toàn phương lại là thuốc chữa tiểu ra máu và huyết lâm.
  • Gia giảm: Phương này chữa chứng tiểu ra máu, tiểu tiện rít mà đau: Cứ dùng không cần gia giảm. Chích thảo có thể thay bằng Sinh thảo để thanh nhiệt giải độc, nếu tiểu máu lâu ngày chính khí hư, khí âm đều tổn thương thì trong phương nên giảm các vị thấm lợi như Mộc thông, Hoạt thạch, có thể cho Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thạch hộc, A giao để bổ khí, dưỡng âm.
     

    Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

    Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan